Vào những ngày hè oi bức, điều hòa gần như trở thành “vị cứu tinh” không thể thiếu trong mỗi gia đình. Dù ngoài trời nắng như thiêu đốt, chỉ cần bước vào phòng có điều hòa là mọi mệt mỏi như tan biến nhờ luồng khí mát dễ chịu. Một chiếc điều hòa thông thường gồm hai bộ phận chính: dàn lạnh đặt trong nhà và dàn nóng được lắp đặt bên ngoài.
Thấy dàn nóng phơi mình dưới nắng mưa quanh năm, không ít người xót ruột và lo ngại rằng điều này có thể ảnh hưởng đến độ bền của máy. Vì thế, nhiều gia đình đã chủ động che chắn dàn nóng bằng mái tôn, bạt phủ hoặc các vật liệu khác với mong muốn bảo vệ thiết bị tốt hơn. Tuy nhiên, hành động này liệu có thực sự hiệu quả như mong đợi?
Cảnh báo từ thợ điện: Che dàn nóng điều hòa có thể gây hại nghiêm trọng
Nhiều người nghĩ rằng việc che chắn dàn nóng điều hòa bằng mái che hay bạt phủ là hành động bảo vệ máy, giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị. Tuy nhiên, theo các thợ điện có kinh nghiệm, đây lại là một sai lầm phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hư hại nghiêm trọng cho điều hòa.
Các chuyên gia điện lạnh cho biết, dàn nóng vốn được thiết kế để hoạt động tốt trong điều kiện ngoài trời. Việc che chắn tùy tiện không những không bảo vệ được máy mà còn cản trở khả năng tản nhiệt, làm tăng mức tiêu thụ điện năng và khiến điều hòa nhanh xuống cấp.
Vì sao tuyệt đối không nên che chắn dàn nóng điều hòa?
1. Dàn nóng có cấu tạo chuyên biệt để chống chịu thời tiết
Phần vỏ của dàn nóng thường được làm từ thép mạ kẽm hoặc thép cán nguội, phủ sơn tĩnh điện chống gỉ. Thiết kế này giúp thiết bị chống chịu hiệu quả với nắng nóng, mưa gió và bụi bẩn mà không cần thêm bất kỳ lớp che chắn nào.
2. Mưa là "trợ thủ" giúp làm sạch tự nhiên
Nhiều người không biết rằng nước mưa có tác dụng làm sạch bụi và lông tơ bám trên lá tản nhiệt. Đây được xem như một quá trình vệ sinh miễn phí và tự nhiên, giúp thiết bị hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn.
3. Mái che hoặc bạt phủ gây cản trở tản nhiệt
Việc lắp thêm mái che hoặc phủ bạt có thể khiến dàn nóng bị bí, giảm khả năng thoát hơi nóng. Hậu quả là máy hoạt động kém hiệu quả, tiêu hao nhiều điện năng hơn, thậm chí có thể gây chập cháy nếu quá nhiệt.
Chưa kể, lớp che chắn nếu lắp đặt không chắc chắn hoặc bị mục nát theo thời gian có thể rơi xuống, gây nguy hiểm cho người hoặc làm hư hại tài sản xung quanh.
Hướng dẫn bảo dưỡng dàn nóng điều hòa đúng cách
1. Không cần che chắn Việc lắp mái che hay phủ bạt cho dàn nóng tưởng là bảo vệ, nhưng thực chất lại phản tác dụng. Dàn nóng vốn có thiết kế chịu được nắng mưa và có khả năng tự làm sạch khi trời mưa. Che chắn chỉ làm cản trở quá trình này và khiến máy nhanh hỏng hơn.
2. Vệ sinh định kỳ để duy trì hiệu suất Nếu khu vực bạn sống nhiều bụi bẩn hoặc ít mưa, hãy vệ sinh dàn nóng mỗi tháng một lần bằng nước sạch. Điều này giúp loại bỏ bụi, tóc, lông tơ bám vào lá tản nhiệt, giúp máy chạy êm và tiết kiệm điện hơn.
Lưu ý quan trọng: Trước khi vệ sinh, hãy ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Không xịt nước trực tiếp vào bo mạch hoặc các bộ phận điện tử bên trong.
3. Kiểm tra an toàn hàng năm Đặc biệt với những dàn nóng lắp trên cao, cần kiểm tra định kỳ khung giá đỡ và ốc vít để đảm bảo chắc chắn. Nếu thấy dấu hiệu gỉ sét, cong vênh hay lỏng lẻo, hãy liên hệ thợ kỹ thuật để xử lý kịp thời, tránh nguy cơ rơi rớt gây nguy hiểm.
Tác giả: Bảo Ninh
-
Rằm tháng 6 Âm: 6 điều kiêng kị tránh được Hạn Qua- Phúc Đến
-
Chăm hoa hồng mùa nắng nóng: Chỉ cần làm đúng 3 điều, lá xanh hơn, hoa nở nhiều, rực rỡ mê ly
-
Khi thắp hương, tại sao nhà giàu kiêng đặt bình hoa bên trái? Lý do phong thủy khiến ai cũng giật mình
-
3 nốt ruồi phá tài: Trẻ thì lận đận công danh, già thì hao tài nghèo khổ
-
Người phụ nữ có 3 'điểm' này thì tụ tài, vượng vận, là tướng phú quý, được ban phước cả đời!