Cuộc sống hiện đại dù có nhiều lời thay đổi nhưng những lời dăn rạy của cô nhân vẫn để lại nhiều ý nghĩa. Câu "Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ" là một minh chứng. Trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc, có lẽ chúng ta thường nghe câu nói này.
"Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ" là có ý gì?
Hiểu theo nghĩa hẹp, ngựa tốt không quay đầu ăn lại cỏ cũ có nghĩa là khi một con ngựa sau khi vừa rời khỏi chuồng để đi đến thảo nguyên xanh tươi, rộng lớn thì thường nó sẽ bị đám cỏ non xanh phía trước thu hút.
Nhưng khi một con ngựa tốt gặm cỏ, nó sẽ chỉ tập trung ăn cỏ ở phía trước, tức là thuận theo con đường nó đã chọn, mà không bận tâm tới việc có nhiều cỏ non và ngon hơn ở phía sau hoặc hai bên đường. Dù đám cỏ non xanh mơn mởn ấy ở phía sau có hấp dẫn thế nào thì con ngựa tốt cũng sẽ không quay lại.
Còn về nghĩa rộng, câu nói này cũng cho chúng ta biết về một đạo lý trong cuộc sống. Đó là dù làm bất cứ công việc gì thì chúng ta cũng nên làm đến nơi đến chốn, học cách nhìn về phía trước.
Đó là nếu một người muốn tiến bộ, phát triển thì nên rời khỏi nơi khiến chúng ta thoải mái và hãy học cách nhìn về phía trước. Dù trên đường đi phía trước có gặp nguy hiểm, thử thách thì chúng ta cũng nên kiên định tới cuối cùng, không nên do dự và quyết tâm không quay đầu lại.
Thời xa xưa, nửa đầu của câu nói này dùng để chỉ sự kiên trì trong làm việc. Nhưng với sự thay đổi không ngừng của thời thế, ý nghĩa của câu nói này cũng thay đổi. Ngoài việc khuyên chúng ta không nên làm việc nửa vời, nhìn ngó xung quanh, "ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ" còn muốn nói đến sự quyết tâm của những cặp vợ chồng, đó là sẽ không quay lại với nhau sau khi chia tay.
"Con hư biết nghĩ quý hơn vàng"
Tuy nhiên, ít người biết rằng, vế sau của câu này còn đáng quý hơn, ẩn chứa cả lời căn dặn của cổ nhân. Đó là: "Lãng tử hồi đầu kim bất hoán" (tạm dịch là: Con hư biết nghĩ quý hơn vàng).
"Kim Bất Hoán" được nhắc đến trong nửa câu sau này thực chất là để ám chỉ một người. Theo đó, ngày xưa, có một gia đình họ Kim giàu có nhưng mãi đến ngoài năm mươi tuổi mới sinh được con trai để nối dõi. Vì vậy, gia đình đã đặt tên cho cậu bé là Kim Bất Hoán (có ý nghĩa là quý hơn vàng).
Tuy nhiên, do luôn được nuông chiều nên tính cách của cậu bé trở nên ngang ngược. Kim Bất Hoán không muốn học hành, cả ngày tiêu xài phung phí, giao du với những người xấu. Cuối cùng dù gia đình vô cùng giàu có nhưng cũng chẳng đủ để cho Kim Bất Hoán tiêu xài.
Khi tiền bạc trong nhà không còn, đồng thời những người từng coi là bạn cũng lần lượt bỏ đi, lúc bấy giờ Kim Bất Hoán cuối cùng cũng nhận ra những việc làm của mình là sai. May mắn là mẹ của Kim Bất Hoán không bao giờ bỏ mặc hay ghét bỏ con. Thay vào đó, bà luôn ở bên an ủi và động viên con. Chính vì vậy, Kim Bất Hoán đã thay đổi, cải tà quy chính và tự mình gây dựng sự nghiệp, làm lại cuộc đời.
Đây là câu chuyện xa xưa và là nguồn gốc của câu "Con hư biết nghĩ quý hơn vàng".
Tựu trung lại câu "Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ, con hư biết nghĩ quý hơn vàng" truyền tải cho chúng ta biết về những đạo lý làm người cơ bản trong cuộc sống.
Thứ nhất, con người nên kiên định vào con đường mình đã chọn. Dù có nhiều cám dỗ trong quá trình làm việc vất vả nhưng chúng ta cũng không được đánh mất mình, phải làm rõ mục tiêu của mình và tiếp tục tiến lên, không bao giờ được quay đầu lại.
Thứ hai, con người dù có mắc phải sai lầm gì đi chăng nữa thì chỉ cần biết sai và nhìn lại bản thân để thay đổi thì vẫn chưa muộn.
Câu nói này của cổ nhân dường như vẫn còn rất nhiều giá trị trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Cổ nhân dạy: "Canh ba chớ tham nữ sắc'', có hàm ý gì về sức khỏe?
-
7 điều trọng yếu nhất của một ngôi nhà, nơi mà ai cũng muốn về
-
Sống ở đời nếu làm được 5 điều này thì đủ phúc đủ lộc
-
Khi về già đời người có 3 loại ''của cải'' quý giá nhất: Ai sở hữu đủ chính là người may mắn nhất
-
Các cụ dặn: Chỉ cần nhìn vào 1 điểm duy nhất là biết gia đình có ''phúc'' hay không