“Thịt lợn không mua thịt cổ”
Để có những bữa cơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng, con người đã đúc rút được cả kho kinh nghiệm về việc lựa chọn thực phẩm khi đi chợ nhằm chọn được những nguyên liệu tươi, ngon, bổ dưỡng, an toàn cho bữa cơm gia đình. "Thịt lợn không mua thịt cổ" là một trong những kinh nghiệm được đúc rút của người xưa.
Có thể nó, kinh nghiệm của người xưa khá phù hợp với quan điểm khoa học hiện đại. Đây chính là phần thịt nằm ở phía sau cổ của lợn, nó có nhiều hạch bạch huyết, nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, virus và độc tố có hại cho sức khỏe con người nếu như ăn phải.
Ngoài ra, thịt cổ lợn cũng có một hàm lượng chất béo cao. Nếu như ăn nhiều sẽ gây hiện tượng tăng mỡ máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ, sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, những người nội trợ nên hạn chế mua thịt cổ lợn về để chế biến dù phần thịt này có giá rẻ hơn hẳn những phần khác.
Các chuyên gia thực phẩm cũng khẳng định, cổ lợn là một trong những bộ phận không nên ăn. Khi lợn bị giết, vùng cổ sẽ là nơi có rất nhiều máu tích tụ. Đây cũng là một vùng hay bị tiêm thuốc của con lợn. Phần thịt này vì thế sẽ kém lành mạnh hơn.
“Mua cá không mua cá diếc”
Còn vì sao người xưa đúc kết “mua cá không mua cá diếc”? Cá diếc là một loại cá nước ngọt có thịt mềm, thơm ngọt, lành tính và rất có lợi cho sức khỏe nhưng lại nhiều xương dăm và rất ít thịt. Chính vì thế, người xưa không đánh giá cao.
Điều kiện kinh tế ngày xưa lại rất khó khăn, các gia đình hầu như không đủ điều kiện mua nhiều thịt, cá. Vì thế, khi mua cá, người ta sẽ thường không ưu tiên cá diếc mà thích mua những loại cá có nhiều nạc để cùng một lượng cá, các thành viên trong gia đình có thể gỡ được nhiều thịt hơn để "đưa cơm". Việc mua cá diếc về ăn sẽ bị coi là hành động lãng phí.
Mặt khác, cũng do thực phẩm giàu đạm thời đó là thứ quý hiếm, thịt, cá hay các đồ ăn ngon khác sẽ thường được dành cho người già, trẻ em là chính. Trong khi đó, cá diếc đã ít thịt lại còn nhiều xương thì hoàn toàn không phù hợp với người già hay trẻ nhỏ vì có nguy cơ bị hóc xương sẽ rất nguy hiểm.
Ngày nay, khi chúng ta có điều kiện sống tốt hơn. Đối với thực phẩm thì việc coi trọng nhất yếu tố dinh dưỡng và hương vị, do đó cá diếc bây giờ lại rất được ưa chuộng. Theo Đông y, cá diếc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, bổ vị, giúp điều khí, trừ thấp, ăn ngon miệng, phòng chống lạnh bụng, lợi tiểu cũng như tiêu thũng, cầm máu... Loại cá này được dùng để chế biến thành những món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ bị băng huyết, thai phụ mệt mỏi do tỳ vị hư yếu...
Cá diếc có một hương vị thơm ngon, chế biến được thành khá nhiều món ăn khoái khẩu như rán, kho, nấu canh... Do đó, kinh nghiệm của người xưa "Thịt lợn không mua thịt cổ, cá không mua cá diếc" đến nay chỉ đúng một nửa.
Một điều cần lưu ý, hiện nay, ngoài cá diếc tự nhiên, trên thị trường còn có cá diếc lai tạo với tốc độ sinh trưởng nhanh đến gấp 3 lần cá diếc thông thường. Tuy không thể tự sinh sản nhưng loại cá diếc này có khả năng kháng bệnh mạnh, chịu được tình trạng thiếu oxy và sống tốt ở nhiệt độ thấp. Đặc biệt, kích thước cá diếc lai có thể to gấp ba lần cá diếc thường tuy nhiên mùi vị lại không bằng cá diếc tự nhiên. Chính vì thế, khi đi chợ, chúng ta cũng càn tỉnh táo để mua được những con cá diếc chất lượng.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Sống trên đời nếu làm được 5 điều này thì đủ phúc đủ lộc
-
Những bài đăng trên mạng xã hội nói gì về con người thật của bạn?
-
''Tứ diệt vong'' không nên mượn, càng mượn càng rước hết họa vào mình và người thân
-
Người thành công đều biết buông bỏ 1 thứ này, kẻ hồ đồ thì cứ mãi ôm khư khư
-
4 loại vốn liếng của phụ nữ khôn, mong bạn sẽ có đủ