Tại sao cổ nhân dạy: “Canh ba chớ tham nữ sắc”?
Người xưa thường lấy từ “canh” để làm đơn vị đo thời gian. Mỗi một canh tương ứng với 2 giờ đồng hồ hiện tại. Thời gian ban đêm bao gồm 5 canh bắt đầu từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Vậy “canh ba” vào thời xưa được xem là khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
Cổ nhân dạy “Canh ba chớ tham nữ sắc” lại là lời khuyên chân thành dành cho nam nữ. Chuyện quan hệ vợ chồng là chuyện rất bình thường, giúp duy trì hạnh phúc hôn nhân, gắn kết lứa đôi. Tuy nhiên, không phải thời gian nào cũng có thể làm việc đó, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Dưới góc độ của Trung y thi khoảng thời gian này dùng để ngủ, bởi đây là thời gian mà cơ quan nội tạng tiến hành điều tiết và phục hồi thải độc. Đây là thời gian lý tưởng để phục hồi sức khoẻ, thể chất sau một ngày lao động mệt nhọc. Thế nên, thời gian này nếu con người chưa chịu nghỉ ngơi mà làm một số việc sinh hoạt vợ chồng sẽ cản trở việc thải độc của gan. Không chỉ thế, việc không tiết chế trong thời gian dài còn khiến cho thận bị áp lực, làm tổn hại đến sức khỏe của thận.
Cổ nhân còn dạy: “Không ăn lúc canh một”
Nửa vế sau của câu nói “Canh ba chớ tham nữ sắc” chính là “không ăn lúc canh một” cũng là một kinh nghiệm liên quan đến sức khỏe. “Canh một” vào thời xưa chính là khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ tối. Câu nói này khiến nhiều người khó lý giải, bởi đây chính là thời điểm mà nhiều người tan làm và về nhà ăn cơm. Nhưng nếu theo cách nói của người xưa thì chúng ta sẽ phải nhịn đói, vậy tại sao cổ nhân lại khuyên như vậy?
Bởi vì người xưa đều làm việc theo quy luật, làm lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn. Nên đối với người xưa, 9 giờ tối là khoảng thời gian để ngủ và 5 giờ sáng là thời gian thức dậy đi làm. Vì vậy, trong khoảng “canh một” mà ăn cơm tối, cũng giống như việc chúng ta sau khi ăn cơm đêm xong sẽ lập tức đi ngủ, điều này không tốt cho hệ tiêu hóa. Mà thời gian dài còn dẫn đến việc bị viêm dạ dày, thậm chí là đổ bệnh.
Người xưa còn có thói quen không ăn cơm quá trưa, thậm chí còn có lệnh cấm ăn cơm vào giờ giới nghiêm. Bởi vậy nên cổ nhân thường chỉ ăn có 2 bữa là bữa sáng và bữa trưa, còn tối thì không. Điều này cũng có một đạo lý nhất định, vì buổi tối chính là thời gian cơ quan nội tạng nghỉ ngơi, để chuẩn bị tinh thần cho một ngày mới. Nên buổi tối không nên ăn uống quá nhiều, khiến nội tạng trong cơ thể tăng thêm áp lực.
Tuy nhiên, với nhiều người hiện đại ngày nay câu nói này đã không còn phù hợp. Vì tính chất công việc và cuộc sống nên thời gian ăn uống, nghỉ ngơi đã có sự đổi khác rất nhiều so với ngày xưa.
Cổ nhân truyền dạy “Canh ba chớ tham nữ sắc, không ăn vào canh một” chính là kinh nghiệm mà cổ nhân muốn nhắc nhở thế hệ mai sau nên chăm sóc sức khỏe và giữ lối sống lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh, sức khoẻ dẻo dai, cuộc sống hạnh phúc
Tác giả: Vũ Thêm
-
Cổ nhân đã dặn, "Gia đình có 3 thứ càng to, gia đạo càng lục đục, dễ tán gia bại sản": Đó là gì?
-
Cuộc đời nếu có thể gặp được 5 người này thì chứng tỏ bạn có nhiều phúc đức, làm gì cũng suôn sẻ
-
Ông bà ta bảo: "Xây nhà có 2 cửa, cả của và người đều lao đao", con cháu không nghe nghèo hèn mạt kiếp
-
Câu nói: “Đừng làm kinh doanh nếu không có khuôn mặt tươi cười” còn vế sau kinh điển hơn
-
Muốn biết một người có nhân hậu, phúc đức hay không nhìn vào 3 điểm này là thấy