Muốn nhìn nhận một gia đình, muốn gà vào nhà ai, muốn gả con cho gia đình nào cứ nhìn vào 3 điểm này trước.
Xem gia phong nề nếp tính kỷ luật trong gia đình
Một gia đình muốn hưng thịnh thì phải có kỷ luật, có gia phong nề nếp, con cháu được yêu thương nhưng không phải được nuông chiều. Khi thấy một gia đình có sự yêu thương nâng đỡ lo lắng cho nhau nhưng trên dưới rõ ràng, con cái vâng lời, cha mẹ nói có trọng lượng thì đó là một gia đình tốt. Nề nếp gia đình cũng như luật pháp của quốc gia, điều đó giúp cho gia đình thịnh vượng, không lộn xộn. Gia đình mà không có nề nếp không có kỷ luật, sống tự do không ai liên quan ai, mạnh ai nấy chịu thì gia đình đó không có sự kết nối của tình thân. Kỷ luật trong yêu thương chính là cách để gia đình phát triển và tạo ra nền tảng gia đình còn không họ chỉ là người sống cùng nhau trong mái nhà. Những cha mẹ, ông bà không có nguyên tắc thì trẻ nhỏ sẽ không trách nhiệm, lớn lên có nguy cơ hư hỗn, thiếu trách nhiệm, sống buông thả. Hơn nữa kỷ luật gia đình giúp trẻ rèn luyện bản thân tạo ra nội lực.
Xem mâu thuẫn gia đình, cách giải quyết mâu thuẫn
Thông thường trong gia đình nào cũng có một vài mâu thuẫn, to hoặc nhỏ. Nhưng nếu gia đình nào có mâu thuẫn lớn, nhiều mâu thuẫn thì đó là gia đình bất ổn. Các mâu thuẫn trong gia đình biểu thị cho biết gia đình đó đề cao điều gì nghĩ gì, nguyên nhân vì sao. Cách giải quyết mâu thuẫn của người lớn trong gia đình thể hiện rất rõ tương lai sẽ ra sao. Nếu gia đình có mâu thuẫn nhưng giải quyết được, mọi người tha thứ cho nhau thì điều đó giúp cho gia đình gắn bó. Nhưng nếu trong gia đình luôn luôn có mâu thuẫn âm thầm, bằng mặt không bằng lòng thì gia đình đó rồi sẽ tan nát. Gia đình có mâu thuẫn nhưng giải quyết mâu thuẫn dựa trên yêu thương, ôn hòa và vị tha, bao dung với nhau, người lớn có tiếng nói, người bé biết lắng nghe, cả hai tương tác trên tinh thần xây dựng thì gia đình sẽ phát triển, mâu thuẫn chỉ là để thêm hiểu nhau, sẽ cùng nhau giải quyết tốt.
Đạo đức gia đình, gia đình đề cao điều gì
Điều gì gia đình đó đề cao sẽ thể hiện cuộc đời của họ. Nếu trong gia đình ai cũng đề cao tiền bạc lợi ích hơn tình cảm thì trước sau gì họ cũng trở nên xa lạ với nhau. Còn nếu từ trên xuống dưới đề cao đạo đức, bao dung, yêu thương thì gia đình đó có thể không vượt lên giàu nổi bật nhưng sẽ gắn bó đoàn kết. Bước vào một gia đình thấy tình yêu thương lan tỏa, gia đình dù nghèo khó vẫn yêu nhau và lấy chữ tâm làm trọng, lấy đạo đức là tôn chỉ đối đãi với nhau và đối đãi với người ngoài thì sẽ có ngày vượt khó thành công.
Gia đình có tu dưỡng đạo đức thì phúc lộc gia tăng, êm ấm và hỗ trợ nhau, cùng nhau vượt khó. Gia đình không có tu dưỡng, người già không gương mẫu, con trẻ hỗn hào thì lụn bại không xa.
Gia đình mà luôn tính toán keo kiệt tham lam, vô lương, ích kỷ thì những thế hệ con cháu sẽ tổn hao phước đức. Giáo dục một đứa trẻ chính là xuất phát từ gia đình. Do đó muốn thế hệ trẻ như thế nào thì nền tảng từ ông bà cha mẹ phải xây theo hướng đó.
Tác giả: An Nhiên
-
Đời người càng ít 3 thứ này thì càng vui càng trở nên giàu có hạnh phúc nhưng nhiều người tham lam ôm vào
-
Người xưa dặn không sai: Đây mới là 5 cách sống tốt nhất khi về già
-
Đến tuổi xế chiều, có 2 điều càng 'tiết kiệm", về già càng hưởng phúc
-
5 điều bạn cần buông để sống hạnh phúc tuổi già
-
Người Nhật “giàu bền vững” là nhờ 4 bí quyết này