Mỗi ngày, cơ thể của chúng ta cần được nghỉ ngơi đủ từ 7 - 8 tiếng. Tuy nhiên, trong quá trình ngủ, nếu bạn gặp phải một số dấu hiệu bất thường sau đây thì nên cẩn thận vì nó có thể ngầm cảnh báo những vấn đề sức khỏe lớn mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Bạn trở mình liên tục, tim đập nhanh
Có thể bạn bị kích động vì trước đó đã xem một bộ phim kinh dị hay căng thẳng, lo lắng vì buổi họp ngày mai. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, nhịp tim đập nhanh và cảm giác khó chịu, bạn có thể đã bị cường giáp.
Việc sản sinh quá nhiều hóc-môn tuyến giáp gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình trao đổi chất và khiến bạn sụt cân nhanh chóng. Một nguyên nhân khác có thể là bệnh cường giáp tự miễn, gây ra yếu cơ và rắc rối về giấc ngủ.
Ngủ ngáy
Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là dấu hiệu của bệnh rối loạn hô hấp khi ngủ. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Nếu cổ họng bị co thắt và ép xuống phần trên của khí quản, có thể làm cho bạn ngừng thờ từ vài giây đến một phút.
Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó. Nếu bạn thường xuyên nghe người bạn đời hoặc bạn bè phàn nàn về chứng ngáy khi ngủ thường xuyên thì hãy lập tức đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra toàn diện sức khoẻ và điều trị kịp thời bạn nhé.
Tỉnh giấc và không thể ngủ lại
Nếu bạn cần duỗi tay duỗi chân thoải mái trước khi lên giường, rồi sau đó vào giữa đêm, bạn đá vào người bạn đời nằm cùng hoặc bị cảm giác thôi thúc phải dậy và di chuyển, bạn có thể mắc hội chứng rối loạn thần kinh có tên Hội chứng chồn chân. "Đó là cảm giác khó chịu, bứt rứt ở chân, chỉ có thể được xoa dịu tạm thời nhờ các chuyển động", Winkelman cho biết.
Giống như hội chứng ngưng thở lúc ngủ, hội chứng chồn chân làm tăng nguy cơ bị suy tim và đột quỵ. Rất may là bệnh này phát hiện khá dễ cũng như kiểm soát bằng các loại thuốc kê đơn.
Nghiến răng
Cũng giống như ngáy, những người nghiến răng khi ngủ hoàn toàn không có ý thức về hành động này của mình. Nghiến răng không thực sự nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có sự ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Nếu răng thường xuyên bị ma sát sẽ gây bào mòn, vỡ men răng, thậm chí có thể bị gãy răng, đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, làm biến dạng khuôn mặt…
Mộng du
Mộng du (còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành), đây cũng là một chứng rối loạn giấc ngủ. Những người mộng du thường phát sinh từ giai đoạn giấc ngủ sâu trong trạng thái ý thức thấp và thực hiện những hành động thường diễn ra trong trạng thái ý thức đầy đủ. Chứng mộng du có thể kéo dài ít nhất là 30 giây hoặc nhiều nhất là 30 phút.
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện mình có triệu chứng bị mộng du, bởi đa phần những người mắc hội chứng này đều không thể kiểm soát được hành vi của mình trong khi ngủ. Do đó, họ rất có thể gây ra những hậu quả đáng sợ, làm tổn hại những người xung quanh và chính bản thân mình.
Mệt mỏi, nhức đầu khi thức dậy
Thông thường khi ngủ đủ giấc bạn sẽ thức dậy với một tinh thần phấn chấn cùng tâm trạng vui vẻ, thoải mái để bắt đầu ngày mới. Thế nhưng nếu điều này không xảy ra mà ngược lại bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, đau nửa đầu thì đó là cảnh báo nguy hiểm của sức khoẻ mà bạn không nên bỏ qua. Rất có thể một phần nguyên nhân là do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra, làm cho quá trình hô hấp của bạn có vấn đề. Nếu việc hít vào và thở ra không đúng cách sẽ làm cho carbon dioxide tích tục trong cơ thể, dẫn đến các mạch máu bị tắc nghẽn gây ra chứng đau đầu sau khi thức dậy. Do đó, khi thấy nhiều ngày liền bạn đều đau nhức đầu thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bạn nhé.
Những mẹo nhỏ giúp cải thiện giấc ngủ
Nằm ngủ nghiêng một bên
Khi bạn nằm ngủ thẳng lưng, phần lưỡi và vòm miệng của bạn sẽ cụp xuống phần sau của cổ họng, làm cản trở hơi thở và lần lượt gây ra những âm thanh ngáy khó chịu. Nếu bạn nằm ngủ ở một bên, nó có thể giúp giữ cổ họng của bạn mở cố định làm cho chứng ngáy ngủ của bạn sẽ dừng lại.
Thở bằng mũi khi ngủ
Hít thở qua miệng thường gây ngáy, vì vậy bạn nên cố gắng thở bằng mũi. Bạn nên tập hít thở đều bằng mũi, nếu cần, sử dụng một số thuốc xịt mũi để làm sạch đường thở trước khi đi ngủ. Chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện hơn khi áp dụng phương pháp này.
Uống trà để chữa chứng ngủ ngáy
Trà được coi là một trong những thực phẩm có tác dụng ngăn chặn, chữa trị ngủ ngáy hiệu quả tốt nhất. Nó có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở cổ họng nhờ công dụng làm sạch chất nhầy ở cổ họng làm cho không khí được lưu thông được dễ dàng hơn.
Bạn có thể sử dụng các loại trà xanh, trà bạc hà hay trà đen thông thường cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng ngủ ngáy và mất ngủ cho bạn.
Tác giả: