Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ 1/7/2024, chính thức điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 30% từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Chính trị đã có yêu cầu đối với Ban Kinh tế Trung ương chủ trì đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.
Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương là một trong những yếu tố xây dựng bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Như vậy, mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng sắp tới có thể sẽ không còn được áp dụng và thay thế mức lương cơ bản 2.34 bằng một mức lương cơ bản mới. Cụ thể:
- Mức lương cơ bản 2.34 triệu đồng/tháng sẽ được áp dụng từ giờ đến trước năm 2026 và có thể thay đổi bằng một mức lương cơ bản khác phụ thuộc vào Chính phủ điều chỉnh sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Khi đó, lương viên chức (bao gồm cả lương giáo viên) tăng hay không sẽ phụ thuộc vào việc tăng hay giữ nguyên mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng.
- Sau năm 2026, mức lương cơ bản mới có thể sẽ được đề xuất. Ngoài ra, đề xuất cả việc thực hiện 5 bảng lương mới của khu vực công.
Ban Kinh tế Trung ương sẽ chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và phù hợp để trình Trung ương xem xét vấn đề này.
Theo đó, nếu việc thay đổi lương cơ bản và thực hiện bảng lương mới được áp dụng, giáo viên sẽ có được xây dựng hai bảng lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27.
Khi cải cách tiền lương, một trong những yếu tố xây dựng bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương; đồng thời xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Việc thay đổi này vẫn phải đảm bảo lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Đây là một trong những chủ trương quan trọng được nêu tại Kết luận 91-KL/TW năm 2024. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ thực hiện chủ trương này.
Ngoài ra, giáo viên có thể được hưởng thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc và theo vùng.
Lưu ý, việc lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng chỉ áp dụng đến năm 2026 hiện mới là chủ trương của Bộ Chính trị. Việc có thực hiện hay không, thực hiện như thế nào cần xem xét kỹ hơn dựa vào nhiều yếu tố liên quan đến tính khả thi, sự phù hợp hoặc sau khi thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị thì mới thực hiện được.
Tác giả: Thanh Huyền
-
6 trường hợp bị hủy Sổ đỏ trong năm 2025: Ai cũng nên biết sớm kẻo thiệt thòi
-
Rút tiền tại cây ATM bị nuốt thẻ: Làm ngay 3 bước này để lấy lại thẻ nhanh chóng
-
5 loại đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ từ 2025, là những loại nào?
-
Khi nào cha mẹ phải trả nợ thay con cái? Có đứa con hư cha mẹ phải nhớ điều này để tránh bị "dí"
-
Từ hai bàn tay trắng, ông nông dân trở thành tỉ phú nhờ trồng cây ‘vươn cao đón gió’, thu lãi 3,5 tỷ đồng/vụ