Cơ thể phát ra âm thanh này cảnh báo bạn đang có bệnh, cần phải đi khám ngay

( PHUNUTODAY ) - Nếu thấy từ các bộ phận cơ thể phát ra những âm thanh khác thường, bạn đừng chậm trễ mà hãy đi khám bác sĩ ngay nhé.

Tiếng nghiến răng kèn kẹt khi ngủ

Nghiến răng cũng có tác hại đến sức khỏe. Thứ nhất, việc nghiến răng quá nhiều khi ngủ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thẫm mỹ hàm răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Ngoài ra, nghiến răng khi ngủ còn có thể gây đau cơ do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian dài. Các cơ hoạt động quá mức trong khi nghiến răng cũng có thể bị phì đại, làm khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương - hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm… 

Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên

Theo David Geier, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Charleston (Mỹ) thì âm thanh này có thể là do bạn bị tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ. Đặc biệt, nếu cơn đau lan xuống một cánh tay thì đó có thể là do sự tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thần kinh của bạn đang bị chèn ép hoặc thu hẹp nên gây tổn thương. Bên cạnh đó, nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay thì bạn cũng nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Tiếng ù ù trong tai

Ắt hẳn ai đó cũng đã từng bị ù tai tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo bác sĩ Jennifer Derebery (cựu chủ tịch của Học viện Tai Mũi Họng Mỹ), tiếng ù trong tai lớn, xảy ra liên tục hoặc chỉ xuất hiện ở một bên tai là dấu hiệu không hề bình thường chút nào. Nhiều khả năng, nó có thể cảnh báo tình trạng suy giảm thính lực hoặc do bạn đang gặp căng thẳng, thiếu ngủ trầm trọng.

Khớp xương kêu răng rắc

Nếu mỗi khi bạn bước đi hoặc di chuyển mà thấy các khớp xương phát ra âm thanh răng rắc, đồng thời cảm thấy cơn đau thì đã đến lúc bạn cần đến gặp bác sĩ. Các cơn đau này có thể là do tình trạng viêm khớp, hoái hóa khớp, tổn thương sụn gây ra. Điều trị vật lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình hình.

Tiếng ùng ục ở dạ dày

Khi bạn đói thì bạn thường có xu hướng tìm đồ ăn để khỏa lấp cảm giác trống rỗng ở dạ dày. Lúc này, dạ dày của bạn sẽ xuất hiện những tiếng kêu ùng ục. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng hoàn toàn vô hại và nó cũng không liên quan đến những vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng như chảy máu dạ dày, đường ruột... Vì vậy, để khắc phục thì bạn nên tránh sử dụng các loại đồ uống có ga, chất làm ngọt nhân tạo sẽ giúp làm dịu tiếng ồn trong dạ dày.

Tiếng rắc rắc ở vai khi với lên cao

Theo David Geier, hiện tượng này có thể là do tình trạng viêm của Bursa (một túi chứa đầy dịch nhỏ) ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng gây ra. Nếu bạn cảm thấy những cơn đau đi kèm thì rất có thể là khớp vai bị tổn thương, sụn dọc ở vai cũng có vấn đề. Ngay lúc này, hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ chỉnh hình để nhận được lời tư vấn tốt nhất.

Tiếng ợ hơi

Có thể bạn đã ăn quá nhiều đồ chiên rán, hay các loại nước uống có ga trước đó nên gặp phải tình trạng ợ hơi. Thế nhưng, nếu ợ hơi kèm theo cảm giác nóng ngực hoặc đau họng thì có thể là bạn đã mắc phải chứng trào ngược axit dạ dày. Lúc này, bạn nên ăn chậm, tránh mở miệng to khi nói và ngừng uống các loại đồ uống có ga để hạn chế tình trạng ợ hơi.

Tiếng kêu răng rắc ở đầu gối khi đi bộ xuống cầu thang

Theo ông Robert G. Marx, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của Bệnh viện phẫu thuật đặc biệt ở New York cho biết, hiện tượng này không có gì đáng lo, nhất là khi thỉnh thoảng nó mới xảy ra và không kèm theo các cơn đau. Tuy nhiên, trong trường hợp nó thường xuyên xuất hiện, đi kèm với những cơn đau do thoái hóa khớp, tổn thương sụn hoặc viêm khớp thì bạn nên đi điều trị vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc, nặng hơn có thể phải phẫu thuật để cải thiện tình hình.

Tiếng nấc cụt

Nấc cụt vốn chỉ là một hoạt động tự nhiên của cơ thể và nó thường xảy ra khi bạn có cảm giác hồi hộp, chướng bụng sau khi ăn no, hoặc do các tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng nấc cụt kéo dài dai dẳng thì có khả năng là dây thần kinh của bạn bị kích ứng quá mức do mắc phải các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Tác giả:

Tin nên đọc