Mỗi người đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Vào thời điểm mở thừa kế thì di sản người chết để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Thừa kế di chúc là hình thức chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo ý nguyện của người để lại di sản. Vì vậy, người để lại di sản có thể chỉ định bất kỳ ai là người được hưởng di sản của mình trong trường hợp di chúc hợp pháp. Nếu như con dâu, con rể được bố mẹ phân chia cho di sản thì hoàn toàn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Thừa kế theo pháp luật
Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Có thể thấy con dâu và con rể không nằm trong diện được hưởng thừa kế của gia đình chồng, gia đình vợ. Vì vậy họ sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ chồng, bố mẹ vợ mất không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Trường hợp cha mẹ để lại di chúc cho con dâu, con rể thì họ được hưởng thừa kế theo di chúc.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Khi chia thừa kế đất, con gái có được hưởng bằng con trai không?
-
Đất ông bà, cha mẹ không có sổ đỏ chia thừa kế như thế nào?
-
Từ năm nay: Đất ông bà ở nhưng chưa có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
-
Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế thế nào, thủ tục rút tiền ra sao?
-
4 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế theo luật mới nhất 2023: Ai không biết quá thiệt thòi