Con sốt bất thường, mẹ bảo “Không sao!” nhưng sau rụng rời chân tay vì lời bác sĩ

( PHUNUTODAY ) - Con sốt bất thường, mẹ bảo “Không sao!” nhưng sau rụng rời chân tay vì lời bác sĩ - bất cứ phụ huynh nào cũng nên dành 1 phút để đọc.

Vì quá ham công tiếc việc, chủ quan với sức khỏe con mà một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc mới đây đã phải ân hận.

Buổi sáng hôm đó, bé Tiểu Bảo, con gái chị Ngọc có dấu hiệu nóng người. Nghĩ con chỉ sốt nhẹ, đến lớp vài tiếng nhờ cô cho uống thuốc một lần là ổn nên chị Ngọc chạy vội đi mua mấy gói thuốc hạ sốt rồi đưa Tiểu Bảo đến lớp.

Nhận thấy Tiểu Bảo không chỉ nóng người mà đôi mắt còn không linh hoạt, cô giáo Tiểu Bảo khuyên chị Ngọc nên đưa đến bệnh viện kiểm tra và để bé ở nhà nghỉ ngơi thay vì đến lớp. Khi đó, bà mẹ trẻ một mực bảo “Không sao!” và hứa sẽ tan làm sớm để về đón con.

Chỉ vài tiếng sau khi đang ở cơ quan, chị Ngọc bỗng rụng rời tay chân khi nhận được điện thoại từ cô giáo báo Tiểu Bảo sốt cao không hạ, co giật, tay chân và miệng nổi nốt. Đưa con đến bệnh viện, bà mẹ được bác sĩ cho biết, Tiểu Bảo đã nhiễm dịch tay chân miệng rất nặng, cả trường sẽ phải làm công tác khử khuẩn để tránh nguy cơ thành ổ dịch.

Theo bác sĩ, bệnh tay chân miệng là đang vào mùa dịch, là bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh chỉ trong vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh chỉ là sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nếu cha mẹ không tinh ý phát hiện kịp thời, thì diễn biến khó lường.

Nhìn con gái đang nguy kịch mê man trong phòng cách ly, khi ấy, chị Ngọc mới thấy vô cùng ân hận.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất dễ nhận biết, bao gồm:

- Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

- Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

- Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

Tác giả:

Tin nên đọc