- Vợ à, em lấy điện thoại cho con chơi đi. Nó cứ quấy anh suốt không làm được việc.
Liên đang bận tám chuyện với hội chị em, vừa nghe chồng nói thì ngay lập tức mang chiếc điện thoại cho con trai chơi. Thằng bé đang quấy khóc vừa cầm điện thoại lại im lặng, ngồi một góc xem chăm chú, đến mức mà nhiều lúc Liên gọi con cũng không nghe thấy.
Đây chẳng phải là lần đầu vợ chồng Liên cho con cầm điện thoại mà từ bé Liên đã cho con dùng điện thoại. Cứ con khóc, con không chịu ăn là lại mở điện thoại cho con xem video.
Nhiều người nói cho trẻ con dùng điện thoại là không tốt nhưng vợ chồng Liên cũng không quá lo lắng. Cô chỉ nghĩ giờ mà không có điện thoại cho con xem thì chẳng hiểu cô phải dỗ con kiểu gì. Vợ chồng Liên đều bận rộn, nhiều hôm còn phải mang việc về nhà để làm.
Thế nên cứ thấy con khóc là vợ chồng Liên cho cầm điện thoại thế là xong. Thế rồi cho đến một ngày thì Liên đang ở cơ quan nghe cô giáo báo tin con mình đang nằm trong viện. Lúc đó cô hoảng sợ vô cùng, đến nơi thì biết đường con mình đánh nhau với bạn ở cùng lớp. Kết quả là cả hai bị ngã phải đến viện băng bó. Lúc thanh toán viện phí xong thì cô giáo gặp riêng Liên tỏ vẻ lo lắng:
- Tôi nghĩ anh chị nên cho cháu Bo đi khám càng sớm càng tốt. Tôi nhận thấy cháu Bo bị tăng động, cháu nghịch luôn tay luôn chân, đã vậy còn không chịu tập trung. Trong khi các bạn khác học thì cháu lại ra ngoài chơi một mình. Cháu cũng rất chậm nói, nói không rõ nữa.
Lúc nghe cô giáo nói đến đó thì Liên thấy lo lắng vô cùng, tối đó về nhà cô kiên quyết không cho con nghịch điện thoại thì con nằm lăn ra ăn vạ. Đã vậy khi Liên nhắc nhở con thì con cũng không tập trung. Lâu nay cứ phó mặc con cho điện thoại Liên không ngờ con mình chậm nói, nói không rõ lời.
Vợ chồng Liên quyết định đưa con đi viện khám, kết quả là bị bác sỹ la mắng một trận:
- Con anh chị bị tăng động nặng, chưa dừng ở đó đâu. Cháu bị cận 4 độ rồi, chỉ mới có 5 tuổi mà cận 4 độ...thật sự vô cùng nguy hiểm.
- Thưa bác sỹ vì sao con tôi lại bị như vậy ạ.
- Có phải anh chị thường xuyên cho cháu xem điện thoại lúc ăn, lúc cháu quấy khóc đúng không??
- Vâng ạ, vì vợ chồng tôi bận bịu quá nên cứ cháu khóc là cho xem điện thoại.
- Chính vì các bậc bố mẹ lười chơi với con, lúc nào cũng cho con nghịch điện thoại để nó ngồi yên một chỗ nên dẫn tới cái việc trẻ con bị kém giao tiếp. Thói quen nhìn chằm chằm vào di động trong thời gian dài sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Thói quen này có thể gây cận thị và các bệnh về mắt. Việc sử dụng điện thoại di động rất dễ gây nghiện, đặc biệt ở trẻ em, điều này làm giảm thời gian cho việc học cũng như giao tiếp với mọi người. Anh chị cần phải biết rằng con cái đang ở độ tuổi mới lớn, cần khám phá nhiều điều, trẻ con cách tiếp xúc với những thứ bên ngoài nhiều sẽ càng tốt chứ không phải là xem nhiều điện thoại.
- Giờ vợ chồng tôi phải làm sao thưa bác sỹ.
- Tôi sẽ kê đơn điều trị tăng động cho cháu. Nhưng cái cần nhất là anh chị cần quan tâm đến con nhiều hơn. Hãy đưa cháu đi chơi, hãy vui đùa cùng cháu nhiều hơn. Nên hạn chế tuyệt đối việc cho cháu xem điện thoại. Anh chị nên bớt thời gian để quan tâm con trước khi quá muộn.
Nghe đến đó mà Liên bật khóc, cô ân hận vô cùng vì quá vô tâm với con của mình. Nếu vợ chồng cô chịu quan tâm con hơn thì mọi chuyện đã khác rồi. Từ giờ cô sẽ dành hết thời gian cho con của mình.
Tác giả: