Vào năm Mậu Tuất 2018, lễ Rằm tháng Giêng sẽ rơi vào thứ 5 ngày 1/3/2018 và thứ 6 ngày 2/3/2018. Ngày chính rằm (ngày 15 âm lịch) là ngày Quý Tỵ, tháng Giáp Dần.
Theo Chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, cúng Rằm tháng Giêng cúng vào ngày chính rằm - 15 tháng Giêng là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng sớm. Và giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng là giờ Mão (5h-7h), giờ Thìn (7h-9h).
Thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
Loại quả nên bày để cúng vào Rằm tháng Giêng:
1. Quả chuối: Trong mâm ngũ quả thường không thể thiếu một nải chuối xanh. Loại quả này mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để chở che, mang đến nhiều bình an, sung túc và biểu trưng cho sự đùm bọc, gắn kết. Nhìn vào mâm ngũ quả, người ta dễ dàng nhận ra rằng nải chuối giống như một giá đỡ giúp bao bọc, nâng đỡ tất cả các loại quả khác.
2. Quả quất: Theo phiên âm chữ Hán, từ “quất” gần giống với âm của từ “cát” nên loại quả này sẽ mang ý nghĩa đem đến sung túc, ăn nên làm ra nhiều của cải vật chất, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, dồi dào sự sống.
3. Quả phật thủ: Loại quả này thường được đặt ở trung tâm và giữ vị trí cao nhất trong mâm ngũ quả. Loại quả này có hình dáng và mùi thơm rất đặc trưng nên người ta thường dùng để thờ Phật và gia tiên với mong muốn lưu giữ thần, Phật và gia tiên trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
4. Quả bưởi: Quả bưởi mang ý nghĩa tượng trưng cho phúc lộc và sự viên mãn, tròn đầy.
5. Quả xoài: Từ ”xoài” gần giống với từ “sài” trong “tiêu sài”. Người ta thờ loại quả này để cầu mong lúc nào cũng có tiền rủng rỉnh trong túi, không bao giờ thiếu thốn.
6. Quả thanh long: Hình dáng của loại quả này rất đặc biệt nên mang ý nghĩa rồng mây hội tụ và là biểu trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.
Tác giả: