Mân cỗ cúng Tất Niên sẽ linh hoạt theo phong tục tập quán của từng vùng miền, nhưng trên mâm cỗ và trong cả cách trình bày vẫn tuân theo một số quy ước riêng theo phong tục tập quán Việt.
Với người dân Việt Nam thì lễ cúng tất niên là nét văn hóa truyền thống từ lâu đời thể hiện sự tri ân đối với ông bà tổ tiên, đối với các vị thần, thánh… Tuy nhiên, mâm cúng tất niên nên trang nghiêm, đầy đủ, không cần quá cầu kì nhưng phải đảm bảo tươm tất, sạch sẽ...
Mâm cúng tất niên bao gồm mâm ngũ quả, hương hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau, trà, bánh kẹo, rượu, mứt, bánh chưng và mâm cỗ chay hay mặn tùy thuộc từng vùng miền.
Cách trình bày mâm cỗ cúng Tất Niên
Mâm cơm cúng Tất Niên thường được đặt ở một cái bàn con bên dưới.
Trên ban thờ chính là hoa tươi, mâm ngũ quả và hương, kèm một ít vàng mã.
Tuy nhiều gia đình vẫn hay cắm “kim chi ngọc diệp” cành vàng lá ngọc vàng mã lên ban thờ để chiêu cầu tài lộc, nhưng gia chủ cần xem xét hỏi han kỹ lưỡng trước khi làm vậy, tránh rước khí âm gây bất lợi. Hoa bày trên ban thờ, cũng nên được ưu tiên là hoa tươi, hoa thật.
Ngoài ra, lễ cúng Tất Niên thường được tiến hành vào chiều 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa, nên do gia chủ là đàn ông, hoặc người lớn trong nhà thắp hương và khấn. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Lưu ý: Mâm cỗ cúng Tất Niên là vô cùng quan trọng, cần được làm thịnh soạn hơn bình thường trong năm. Các món ăn trong mâm cơm không cố định, tùy theo đặc điểm vùng miềm, hoặc những món ăn gia đình ưa thích. Gia chủ cũng có thể chọn cúng cỗ chay thay cho cỗ mặn.
Tác giả: