Cuộc sống ‘sung túc, giàu có’ nếu có 10 mỹ đức này, bạn có mấy?

( PHUNUTODAY ) - Đời người là một quá trình tu dưỡng bản thân trở thành một người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, một người thực sự tốt.

Hãy hiểu rằng bạn không thể tốt và trưởng thành nếu không từng xấu và thất bại. Đó là bài học của cuộc đời mỗi ngày. Do đó, để làm được người tốt và hiểu mình là người tốt, bạn cần đủ bản lĩnh để biết rằng: Tốt xấu không đo được ích lợi của bạn với những thứ xung quanh mình đến đâu, mà tốt xấu hay không sẽ đem lại cuộc sống của bạn vượt qua khó khăn đến thế nào

Hãy dám làm người tốt trong những tình huống xấu nhất có thể. Hãy dám vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời của bạn bằng tư chất tốt của bạn. Cuộc đời chỉ có 1 để bạn lựa chọn cách sống. Nếu bạn chơi bạc, bạn chắc chắn sẽ thua và mang một đống nợ, đầy tai hại đến những người xung quanh, nhưng nếu bạn dừng chơi, cuộc đời sẽ đẩy bạn vào chỗ phải làm việc và dừng lại ở một người mang lại tiền cho những người xung quanh bạn.

Chỉ cần có 10 mỹ đức sau bạn sẽ trở thành người “sung sướng” nhất thế gian.

 

Dưới đây là 10 mỹ đức tốt đẹp của làm người, bạn đã tu dưỡng được mấy phẩm chất?

1. TRÍ HUỆ

Trí huệ là một loại mỹ đức tối trọng yếu của con người. Loại mỹ đức này dẫn đường cho những đạo đức tốt đẹp khác. Người có trí huệ, phân biệt được phải trái, đúng sai, việc gì nên làm việc gì không. Do đó, trí huệ là yếu tố vô cùng quan trọng của một người.

2. KIỂM SOÁT BẢN THÂN

Khắc chế tính tình của bản thân, tiết chế dục vọng và tình cảm mãnh liệt của bản thân cũng chính là cách theo đuổi sự bình tĩnh, phải phép, phải Đạo. Người không kiểm soát được bản thân, phóng đãng dục vọng sẽ không thể làm được việc lớn, khó thành công trong cuộc đời.

3. CÓ LÒNG CẢM KÍCH, CẢM ƠN

Cảm kích, cảm ơn được ví là phương thuốc bí truyền của cuộc sống. Nó nhắc nhở chúng ta “uống nước phải nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Một người phải biết cảm kích trước việc thiện người khác làm, trước thiện tâm của người khác, biết cảm ơn Trời, đất, Thần Phật thì cuộc đời mới vui vẻ, khoái hoạt.

Một lời cảm ơn không chỉ kích thích người nghe tiếp tục làm việc tốt mà còn thể hiện bản thân mình là người hiểu biết, khiêm nhường!

4. LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

Lòng yêu thương con người thực sự là một loại đạo đức tốt đẹp. Nó giúp người với người sống gần nhau hơn, hòa thuận hơn và bình an hơn. Yêu thương là sự nguyện ý cho đi, người ta sẽ nhận được hạnh phúc khi người ta biết cho đi, biết san sẻ với người khác.

5. CHÍNH TRỰC

Chính trực kiên trì nguyên tắc nền tảng đạo đức, trung thành với lương tri của bản thân, hết lòng tuân thủ lời hứa và giữ gìn tín ngưỡng của bản thân. Đây là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của làm người.

 Đời người là cần sống ngay thẳng

6. NGAY THẲNG

Công chính ngay thẳng mang ý nghĩa tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người. Để dưỡng được loại phẩm chất này phải là người không chỉ hiểu biết mà còn phải hiểu thấu đáo về đạo đức làm người.

7. THÁI ĐỘ NHÂN SINH TÍCH CỰC

Người ta nói rằng, tâm thái của một người như thế nào sẽ quyết định cuộc đời của người ấy như thế. Một người có thái độ sống tiêu cực thì không chỉ khiến cuộc sống của mình đi xuống mà bản thân còn trở thành “gánh nặng” cho người khác.

8. CHĂM CHỈ LÀM VIỆC

Người xưa có câu, ông trời không phụ lòng người chăm chỉ, ông trời ban thưởng cho người chăm chỉ cần cù. Trong cuộc đời mỗi người, không có phẩm chất nào thay thế được phẩm chất “chăm chỉ làm việc”.

9. BỀN GAN VỮNG CHÍ

Kiên cường, bền gan vững chí có thể giúp chúng ta đối mặt với tất cả khó khăn, thử thách trong cuộc sống, trong công việc.

10. KHIÊM TỐN

Khiêm tốn được xem là trụ cột của đạo đức làm người. Người càng hiểu biết thì càng khiêm nhượng, khiêm tốn. Trái lại, người khoa trương, ba hoa thì thường là người hiểu nông, hiểu cạn.

Khiêm tốn còn là một mặt của sự khoan dung. Từ xưa đến nay, người có tài lại khiêm tốn mới được người đời kính trọng!

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang