Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây
Có một bà mẹ đơn thân nọ vừa mới chuyển nhà, bà ta phát hiện hàng xóm là một gia đình nghèo khó, gia đình đó có một bà mẹ góa chồng và hai đứa con. Có một hôm mất điện, bà ta đành phải thắp nến lên cho sáng. Một lúc sau, có tiếng người gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Đứa bé nghiêm túc hỏi: “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Bà ta thầm nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao? Tốt nhất không cho, cứ như thế họ sẽ ỷ lại mất”.
Nghĩ rồi, bà liền nói to một tiếng: “Không có!”. Đúng lúc bà ta đang chuẩn bị đóng cửa, đứa bé đó liền cười rạng rỡ và nói: “Con thừa biết là nhà dì không có nến mà!”. Nói xong, đứa bé liền lấy ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang tặng dì hai cái để thắp sáng ạ!”. Lúc này, bà ta vừa tự trách bản thân, vừa cảm động rơi nước mắt, sau đó liền ôm chặt đứa bé vào lòng.
Không biết từ bao giờ, những hành động nhân văn, tử tế lại bị nghi ngờ nhiều như thời điểm hiện nay. Họ nghi ngờ vì nhiều lý do, có lẽ bởi sự vô cảm hiện hữu đã thành thói quen trong xã hội này. Người ta hờ hững với nhau, lạnh nhạt trước khó khăn của nhau, chính vì thế khi bất chợt có ai đó tốt với mình, họ lập tức nghi ngờ đối phương, "liệu có ý gì không?", hoặc thâm chí họ nghi ngờ và từ chối lòng tốt chỉ vì sợ phiền hà về sau.
Phật dạy về quan hệ bạn bè, tình làng nghĩa xóm
Người ta phải lấy năm điều thân kính đối với bà con
1. Chu cấp.
2. Nói lời hiền hòa.
3. Giúp ích.
4. Đồng lợi.
5. Không khi dối.
Bà con cũng phải lấy năm điều đối lại
1. Che chở cho mình khỏi buông lung.
2. Che chờ cho mình khòi hao tài vì buông lung.
3. Che chở khỏi sự sợ hải.
4. Khuyên răn nhau lúc ở chỗ vắng người.
5. Thường ngợi khen nhau.
“Tình người, tình làng nghĩa xóm, biết thân kính bà con như vậy thì phương ấy được yên ổn không điều chi lo sợ”.