Bổn phận của người chồng: Tạo dựng tài sản để nuôi sống gia đình là trách vụ chủ yếu của người chồng lý tưởng được Phật dạy trong kinh. Một nam cư sĩ theo tiêu chuẩn thời xưa là phải “đầy đủ sự tháo vát”, nghĩa là phải làm bất cứ nghề nghiệp gì, miễn làm sao tạo dựng được tài sản để có thể đem lại an lạc cho mình, đem lại an lạc cho cha mẹ, đem lại an lạc cho vợ con, đem lại an lạc cho người phục vụ, cho người làm công, đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thiết trí các sự cúng dường hướng thượng.
Ngày nay, do sự biến dịch và phát triển của xã hội, trách vụ đó có phần nhẹ hơn, vì người vợ đã có những nỗ lực của bản thân để cùng chung lo cho kinh tế gia đình. Mặc dù vậy, về cơ bản, bổn phận tạo dựng tài sản của người chồng để nuôi sống gia đình vẫn mang ý nghĩa thời đại, và nếu như cả chồng và vợ cùng chung lo kinh tế, thì đó là dấu hiệu sung mãn của một gia đình.
Chia sẻ trách nhiệm nuôi con, dạy con và bảo hộ con cái là một trách vụ quan trọng đứng thứ hai sau việc tạo dựng tài sản. Theo suy niệm thường tình, việc nuôi dạy con cái phần lớn do người phụ nữ đảm trách. Mặc dù vậy, việc sẻ chia trách nhiệm trong việc nuôi con, dạy con, chứng tỏ sự trưởng thành lớn của một người nam cư sĩ.
Câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng thấm thía
Tương truyền theo Văn hóa Thần truyền, Tề Cảnh Công là vua nước Tề muốn gả con gái yêu cho Yến Anh, bèn đến nhà ông uống rượu. Trong lúc nghe rượu thưởng nhạc, Cảnh Công trông thấy vợ của Yến Anh, liền hỏi: “Đây là thê tử của khanh à?”
Yến Anh trả lời: “Đúng vậy”. Cảnh Công nói: “Cô ta vừa già vừa xấu. Ta có một đứa con gái, tuổi còn trẻ lại xinh đẹp, muốn xin gả cho tiên sinh”.
Yến Tử lập tức đứng dậy, cung kính trả lời: “Vợ của tôi nay vừa già vừa xấu, nhưng xưa kia khi nàng còn trẻ đẹp tôi đã cùng nàng chung sống lâu dài. Khi nàng còn trẻ đẹp, nàng đã trao thân gửi phận cho tôi nguyện cùng tôi chung sống trọn đời. Nàng đã phó thác cuộc đời cho tôi, và tôi đã tiếp nhận lòng tin cậy của nàng. Nay Quân vương muốn ban con gái của Ngài cho tôi, nhưng làm sao tôi có thể phụ bạc lòng tin của thê tử cho được?” Yến Tử bái mấy bái xin tạ ơn và từ chối.
Có một lần, Điền Vô Vũ gặp Yến Tử ở nhà một mình và một người phụ nữ trong nhà bước ra, quần áo giản tiện, mái tóc đã bạc. Điền Vô Vũ chế giễu Yến Tử, nói: “Người đàn bà đó là ai vậy?”
Yến Tử trả lời: “Là thê tử của ta”.
Điền Vô Vũ nói: “Ngài là quan lớn đầu triều, thực ấp điền thuế thu vào bảy mươi vạn, tại sao lại nhận bà lão này làm vợ?”
Yến Tử trả lời, “Ta nghe nói, bỏ rơi một người vợ già là loạn đạo, thú vui lấy thêm thê thiếp trẻ tuổi là dâm đãng. Thấy sắc đẹp quên điều đại nghĩa, thấy phú quý vứt bỏ nhân luân, đó là xa rời đạo đức. Yến Anh ta làm sao có thể hành vi dâm loạn, bất chấp nhân luân, chà đạp đạo đức cổ kim như thế được?”.
Một lần khác, có một thợ khéo là nữ nhân xin làm tôi tớ cho nhà Yến Tử, nói rằng: “Tôi là dân thường đến từ cửa đông thành, mong được gửi thân nơi nhà Ngài, xin được làm hầu thiếp”.
Yến Tử nói: “Đến hôm nay ta mới nhận ra mình không phải là kẻ hiền đức! Thời xưa kẻ chấp chưởng việc triều chính, đều để nhân sỹ, nông phu, nhân công, lái buôn ở tại chốn riêng biệt, nam nữ phân biệt không giao vãng với nhau. Thế nên nhân sỹ không phạm điều tà ác, nữ nhân không phạm điều dâm ô. Ngày nay ta quản lý quốc gia trăm họ, lại có nữ nhân muốn làm người của ta, nhất định là do ta có biểu hiện háo sắc, có hành vi không liêm chính”. Vì thế không tiếp nạp nữ nhân này.
Qua câu chuyện trên mới thấy rằng, bậc trượng phu không chỉ thể hiện qua tài cao trí lớn, mà còn ở tấm lòng thủy chung, son sắt và cách cư xử có đạo với hiền thê, cho dù vợ mình có già nua theo năm tháng, họ vẫn một mực giữ trọn tình phu thê mà chối bỏ nữ sắc trẻ trung hấp dẫn hơn, bởi họ hiểu và tôn trọng lời thề nguyền giao bôi trước Trời Đất khi kết hôn, trân trọng những hi sinh của người bạn đời cho mình.
Vợ chồng đến được với nhau là nhờ nhân duyên tiền định, cho dù đó là thiện duyên hay ác duyên. Nếu là thiện duyên bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nếu là ác duyên thì đấy là cơ hội để bạn thiện giải và bồi hoàn lại những món nợ cũ.
Vậy nên lời khuyên cho bạn là đừng rơi vào cảm giác đau khổ bất hạnh khi phải đối diện với những mâu thuẫn trong cuốc sống vợ chồng, hãy hiểu rằng chịu khổ không phải là điều bất hạnh, thực ra đó là lúc nợ vay phải trả mà thôi, hãy đối diện với những khó khăn đó bằng thiện tâm và thái độ bình tĩnh. Một khi bạn thấy lòng mình không dậy sóng nữa, bạn sẽ thấy những sự việc tiếp theo sẽ có kết quả tốt hơn.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Kiếp sau bạn trở thành người như thế nào là do chính mình quyết định!
-
Là phụ nữ chỉ cần làm được điều này, cả đời BÌNH AN, muôn vạn kiếp không khổ
-
Người chỉ cần có điều này là số HƯỞNG, SUNG TÚC đến mấy đời
-
Điểm chung của các bà vợ dễ làm chồng nhanh chán mà đi “ăn phở”
-
Học 3 "món" này trước khi kết hôn, chồng chắc chắn 'mê như điếu đổ'