Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến trên thế giới, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư dạ dày, phổi, gan. Trong đó, người bị viêm loét đại tràng lâu ngày hoặc chế độ ăn uống hàng ngày nhiều chất béo và ít chất xơ là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao nhất. Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình (bố mẹ hoặc anh, em ruột) bị ung thư đại trực tràng, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần người bình thường. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết bệnh:
Táo bón
Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Chứng này được sinh ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập hàng ngày, đồng thời cũng là sự cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người chủ quan cho tới khi phát hiện bệnh.
Đi ngoài ra máu
Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Do vậy mà đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của ung thư đại trực tràng.
Đau quặn bụng từng cơn, gầy sút
Ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh còn mắc các dấu hiệu muộn như: đau quặn bụng từng cơn, gầy sút khi ung thư phát triển. Khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…
Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u, kèm theo hóa, xạ trị theo phác đồ của bác sĩ.
Nếu phát hiện sớm, áp dụng cả phương pháp hóa trị và xạ trị tiền phẫu thì tỷ lệ bệnh nhân tái phát bệnh trong 1 năm đầu chỉ còn 11%.
Uống thuốc kháng sinh không hết đi ngoài
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, khi bị lị, người bệnh uống thuốc kháng sinh đặc trị sẽ khỏi nhưng khi bị ung thư đại trực tràng, uống kháng sinh cũng không khỏi tình trạng đi ngoài.
5 biện pháp để phòng ngừa ung thư đại tràng
- Không ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứ nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật.
- Duy trì một lối sống lành mạnh, tránh xa cách chất kích thích, các loại thức uống có cồn như rượu bia, thuốc lá …
- Thường xuyên bổ sung thật các loại chất xơ, vitamin … Những chất này làm loãng chất sinh ung thư có trong phân, đồng thời làm giảm thời gian ứ đọng phân trong lòng ruột đại tràng.
- Nên có chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư ruột ở giai đoạn III đã mổ, luyện tập aerobic thường xuyên góp phần làm giảm nguy cơ tái phát.
- Ngoài ra nên điều trị dứt điểm các bệnh lý khác của đại tràng như viêm đại tràng nhằm tránh các hệ luỵ đáng tiếc như chảy máu ruột, ung thư đại – trực tràng. Có thể sử dụng các loại TPCN bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt có chứa thành phần Immunepath-IP, thực chất là các Peptidoglycan có khả năng tăng cường hệ thống lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh.
Tác giả: Lại Thị Phượng
-
Dấu hiệu cảnh báo ung thư máu bạn thờ ơ bỏ qua mà không hay biết
-
Ăn sáng kiểu này bạn đang rước bệnh vào người mà không hay biết
-
Không muốn rước bệnh vào người tuyệt đối không được làm điều này sau bữa ăn
-
Bạn sẽ hối hận nếu không biết đến những công dụng này của quả sung
-
Bạn đang đầu độc cả nhà mà không hay biết với kiểu chế biến thịt này