Trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là người miên Bắc, có rất nhiều điều cần tránh, kiêng kỵ vì gia đình nhà trai thường cho rằng, hạn chế càng nhiều điều không hay thì cuộc sống sau này của đôi uyên ương càng thuận lợi. Các bậc phụ huynh thường coi trọng những điều kiêng kỵ, đặc biệt là trong lễ đón dâu, nhưng không phải đôi uyên ương nào cũng hiểu rõ nên đôi khi sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Trước ngày cưới, cô dâu chú rể nên khéo léo hỏi han bố mẹ hai bên, tìm ra những điều các cụ cho là không may, từ đó làm vui lòng cha mẹ, để lễ cưới diễn ra suôn sẻ nhất.
Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Vào ngày đón dâu, tân nương sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng. Nhiều gia đình kiêng không để cô dâu xuất hiện sớm vì cho rằng nếu gia đình nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, tân nương sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau đám cưới.
Ăn hỏi thế nào để không vô duyên?
- Khi nhà trai đến ăn hỏi, cô gái không được ló mặt ra trước (vì sẽ bị coi là vô duyên, thiếu lễ phép), mà phải ở trong phòng tới khi hai nhà thưa chuyện xong xuôi, chú rể vào đón cô dâu mới được ra để mời nước họ hàng.
- Trong đám hỏi ở miền Bắc, nhà gái phải làm lễ xé cau (dùng tay bẻ những quả cau trong tráp ăn hỏi của nhà trai) để cúng ông bà tổ tiên. Sở dĩ nhà gái không được dùng dao cắt, vì dân gian cho rằng cắt cau bằng dao sẽ khiến tình cảm vợ chồng tương lai bị chia cắt.
Ở miền Nam, chú rể sẽ là người xé cau, cô dâu xếp trầu để thắp hương trên bàn thờ, ai làm nhanh hơn được coi là về sau sẽ "nắm quyền" nhà.
Phòng tân hôn
Phòng tân hôn là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới cần:
- Giường tân hôn cần mua giường mới (không nên dùng giường cũ).
- Người trải chiếu hoa cho giường tân hôn phải nhờ người tốt vận (một phụ nữ trung niên, có gia đình ấm êm hạnh phúc, có đủ con trai, con gái) trải chiếu hoa giúp, như thế thì mới mong sinh con khỏe mạnh, dễ nuôi.
- Phòng tân hôn kỵ đặt một số đồ vật như: Trong phòng không đặt đồ bị hỏng, rượu vang, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí, vật sắc nhọn… vì sợ ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng.
Xét theo phong thủy thì nó tạo khí âm, không tốt cho việc khởi đầu một cuộc sống mới.
-Người “vía nặng”, phụ nữ góa chồng, người tứ nhãn (chỉ phụ nữ mang thai), người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… không được vào phòng tân hôn để tránh điều bất lợi, không may cho đôi vợ chồng mới.
- Kiêng kỵ cho người khác ngồi trên giường tân hôn.
Trên đây là một số điều kiêng kỵ phổ biến khi đón dâu ở miền Bắc, một số địa phương còn có những phong tục đặc biệt khác, nhưng đa số các điều này đều là quan niệm dân gian, chưa văn minh nên cha mẹ hiện đại, cô dâu chú rể cần thuyết phục bố mẹ bỏ qua các điều này. Ngược lại, nếu gặp gia đình quá tin tưởng vào các điều kiêng kỵ, cô dâu cũng nên chú ý và làm vừa lòng bố mẹ chồng, tránh những xung đột sau ngày cưới.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Điều đại kỵ trong đám cưới - bất cứ ai cũng phải biết để tránh hối hận về sau
-
Những kiêng kỵ ngày cưới - không biết chắc chắn sẽ hối hận cả đời
-
Nếu gia đình ngày càng bất hoà, vợ chồng mâu thuẫn làm ăn kém đi hãy nhìn lại vị trí đặt điều hoà ngay
-
Phòng ngủ mà có vật này để trong đó hãy thay đổi ngay kẻo hối hận thì quá muộn
-
Trong nhà có vật này để đúng kiểu này bao nhiêu tiền của đội nón ra đi, gia đình thường xuyên bất hoà hơn