Theo quy định, mỗi cá nhân được quyền đứng tên và sử dụng 3 SIM điện thoại với mỗi nhà mạng. Từ SIM thứ 4 trở đi, người dùng phải có giao kết hợp đồng theo mẫu của từng nhà mạng.
Việc kiểm tra số lượng SIM đang đứng dưới tên mình có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp người dụng nắm được các số thuê đang đứng dưới tên mình ở các nhà mạng. Trường hợp phát hiện các số thuê bao lạ không phải do mình sử dụng hoặc thông tin cá nhân chưa chính xác, người dùng có thể liên hệ với tổng đài để yêu câu thay đổi.
Thao tác kiểm tra này rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cách kiểm tra có bao nhiêu SIM đã đăng ký dưới tên mình
- Gửi tin nhắn tới số 1414
1414 là đầu số nhắn tin miễn phí của các nhà mạng. Để kiểm tra xem có bao nhiêu SIM được đăng ký dưới tên của mình, người dân có thể soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB Số giấy tờ gửi 1414. Trong đó, số giấy tờ là số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đăng ký sim.
Nhà mạng sẽ gửi tin nhắn phản hồi. Tùy theo từng nhà mạng mà nội dung có thể khác nhau một số điểm tuy nhiên sẽ có các thông tin cơ bản như tên người dùng, số thuê bao đã đăng ký từ nhà mạng.
- Liên hệ với tổng đài của nhà mạng
Người dùng có thể trực tiếp gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của nhà mạng để nhận được sự hỗ trợ. Nhân viên chăm sóc khách hàng có thể yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin cá nhân để thực hiện việc tra cứu thông tin.
Với các nhà mạng mà người dùng hiện không sử dụng, người dùng sẽ cần đến cửa hàng của nhà mạng để tiến hành các bước kiểm tra.
Sử dụng CMND/CCCD của người khác đăng ký thuê bao bị phạt thế nào?
Việc sử dụng thông tin cá nhân bao gồm số CMND/CCCD... của người khác để đăng ký SIM điện thoại được coi là hành vi giả mạo, sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác để thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao. Theo đó, các số thuê bao này sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 10-12 tháng (quy định tại khoản 1, Điều 33 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Tác giả: Thanh Huyền
-
Đây là các mật khẩu dễ bị hacker bẻ khóa nhất, tuyệt đối không sử dụng
-
49 tuổi mới đóng bảo hiểm, nữ giới có kịp hưởng lương hưu không?
-
Năm 2024- 2025: 3 trường hợp này được hoàn trả lại tiền BHYT ai không biết quá thiệt thòi, đó là ai?
-
10 trường hợp cần đi cấp đổi CCCD trước ngày 1-7-2024: Càng cố giữ lại càng bị phạt nặng
-
Cách nhớ số CCCD gắn chip cực dễ, người dân ai cũng cần biết