Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là đủ?
Quy luật của cơ thể là cần uống nước mỗi ngày và đi tiểu sau khi uống nước. Nhiều người có thể đi tiểu ít hơn người khác hoặc nhiều hơn. Một số người nói rằng việc đi tiểu nhiều không tốt cho thận. Vậy đâu mới là số lần đi tiểu tốt nhất?
Câu trả lời là khoảng 7-8 lần. Tuy nhiên, số lần này còn tùy thuộc vào lượng nước mà mọi người uống trong ngày. Nếu hằng ngày cơ thể nạp đủ 8 cốc nước tương đương với 2 lít nước. Đây là lượng nước cần thiết tối thiểu để cơ thể trao đổi chất, sinh hoạt bình thường, nếu vận động ra mồ hôi thì cần nhiều nước hơn.
Trong trường hợp này, 2 lít nước được tiêu thụ trong ngày tương ứng với lượng nước tiểu là 1 lít rưỡi cho 7-8 lần đi tiểu (mỗi lần khoảng 200ml).
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi số lượng đi tiểu quá nhiều?
Đi tiểu quá nhiều có thể là một trong quá trình lọc nước của các chức năng thận, dẫn đến nhiều nước không được lọc và thải trực tiếp vào cơ thể, dẫn đến thận bị tổn thương.
Nếu thận bài tiết thất thường, hãy chú ý đến cách uống nước của bạn. Nếu rơi vào tình trạng đi tiểu quá nhiều, vượt quá số lượng thông thường, lúc này bạn không nên uống nước quá nhanh hay quá nhiều nước cùng một lúc, hãy uống từng chút, giãn đều thời gian để nước không tích trữ lại trong thận.
Bên cạnh đó, việc uống nước ấm, nước lọc, không uống đồ lạnh hay quá nóng sẽ giúp thận tự điều chỉnh lại trạng thái bình thường.
Các dấu hiệu khác của bệnh thận mà bạn cần chú ý:
1. Khó ngủ
Khi thận có vấn đề nghĩa là độc tố không thể đào thải ra ngoài và bị tồn lại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao khi bạn ngủ ít thì nguy cơ bị giảm chức năng thận càng tăng.
Cảnh báo: Những người mắc bệnh thận mãn tính thường bị chứng ngưng thở khi ngủ. Tức là cơ thể sẽ tạm dừng thở từ vài giây đến 1 phút trong giấc ngủ. Sau mỗi lần ngừng thở, thường bạn sẽ có một tiếng khịt mũi lớn. Ngáy to cũng là dấu hiệu cơ thể có bệnh cần đi khám.
2. Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược
Thận khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ chuyển đổi Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và sản xuất một loại hormone gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận gặp vấn đề thì sẽ ít tạo ra EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến hiện tượng mệt mỏi nhanh chóng.
Cảnh báo: Thông thường, những người mắc bệnh thận mãn tính bị thiếu máu. Thiếu máu có thể bắt đầu ảnh hưởng từ 20% đến 50% chức năng thận. Nếu bạn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng vẫn bị mệt mỏi liên tục chứng tỏ thận đang gặp vấn đề.
3. Có làn da khô và ngứa
Thận khỏe mạnh thực hiện công việc bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô báo hiệu việc cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng đã gặp vấn đề dẫn đến bệnh xương và thận.
Cảnh báo: Nếu bạn có làn da khô và ngứa, hãy cố gắng uống nước nhiều hơn. Hãy nhớ rằng, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc da liễu nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc có thành phần có thể làm hỏng chức năng thận.
4. Hôi miệng
Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ thay đổi hương vị thức ăn và khiến miệng bạn bị hôi như có mùi kim loại. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu. Hơn nữa, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng.
Cảnh báo: Có nhiều lý do tại sao bạn cảm thấy miệng như có vị kim loại như dị ứng, sức khỏe răng miệng kém. Nếu hiện tượng này kéo dài bạn nên đi khám.
Tác giả: