Đi xe máy lên vỉa hè bị phạt bao nhiêu, có bị giữ bằng lái xe không?

( PHUNUTODAY ) - Vỉa hè vốn là phần đường dành riêng cho người đi bộ. Nếu đi xe máy trên vỉa hè, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định.

Đi xe máy lên vỉa hè bị phạt bao nhiêu, có bị giữ bằng lái xe không?

Vỉa hè là hai phần dọc bên đường. Thông thường vỉa hè sẽ cao hơn lòng đường và có lát gạch chuyên dụng. Đây chính là phần đường dành riêng cho người đi bộ.

Theo quy định của Luật Giao thông, đi xe trên vỉa hè được coi là hành vi vi phạm.

Lỗi đi xe trên vỉa hè sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với các hành vi điều khiển ô tô không điều khiển phương tiện đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố (lưu ý, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà).

Ngoài ra, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng đôi với người điều khiển ô tô đi trên vỉa hè.

Theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng với hành vi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố (lưu ý, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà).

class="h2">Đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.

Bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường bị phạt bao nhiêu?

Việc sử dụng lòng đường, hè phố trái phép là hành vi bị cấm. Điều này được quy định rõ tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè, cá nhân và tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, Khoản 1, khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, cá nhân bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và tổ chức bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với tổ chức có các hành vi sau: Lấn chiếm sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để bày, bán hàng hóa; họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường.

Tác giả: Thanh Huyền