Ngoài những thực phẩm kém chất lượng dẫn đến ngộ độc cho người sử dụng thì bên cạnh đó còn có những loại thực phẩm bản thân của nó đã chứa độc tố tự nhiên. Chính vì thế người tiêu dùng nên lưu ý để biết cách chế biến và sử dụng sao cho phù hợp, tránh phải bị ngộ độc do những thực phẩm này gây nên.
Hạt điều
Trong hạt điều thô có chứa độc tố urushiol, nếu độc tố này vào cơ thể với số lượng lớn có thể gây tử vong. Chính vì thế không nên ăn hạt điều thô chưa qua xử lý. Chỉ sử dụng hạt điều đã được hấp để loại bỏ độc tố.
Măng
Xyanua là chất gây độc trong măng. Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại.
Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính.
Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Cà chua còn xanh
Trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine. Nếu ăn quá nhiều người dùng có thể dẫn tới chóng mặt, buồn nôn. Nếu ăn sống cà chua xanh thì khả năng ngộ độc cao. Chính vì thế người tiêu dùng nên ăn cà chua khi đã chín.
Sắn
Trong sắn có chứa chất độc xyanua. Trường hợp người dùng với lượng nhiều chất này sẽ bị ngộ độc. Chính vì thế người tiêu dùng phải biết cách chế biến sắn để nhằm loại bỏ chất độc xyanua. Nên lột bỏ vỏ sắn, ngâm vào nước lạnh trong nhiều giờ để bớt độc tố. Khi nấu nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay bớt.
Khoai tây
Khoai tây để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất độc solanin trong khoai tăng lên rất cao.
Triệu chứng ngộ độc là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở. Để tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thức ăn từ những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu...
Củ cải trắng
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.
Cà pháo xanh
Theo y học hiện đại cà là loại rau quả có chứa hàm lượng vitamin E, P cao, protein, canxi, sắt, phốt pho, ma giê,… đặc biệt chứa chất Nightshade soda - một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Tuy nhiên, cà xanh có lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Solanin là một loại độc tố rất nguy hiểm. Nó thường có trong khoai tây mọc mầm hay phần xanh do khoai tiếp xúc với anh nắng mặt trời sản sinh ra. Solonin được tìm thấy trong cà pháo cũng tường đương với.
Những quả cà pháo xanh chứa lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Do đó, khi ăn bạn cần cẩn trọng, lựa chọn những quả đã chín, không nên ăn cà quá vội khi nó còn chưa chín hẳn. Ở mức độ nhỏ Solanine rất độc có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Do đó, việc sử dụng cà không đúng cách, thường ăn cà sống, cà xanh, chưa chín kỹ sẽ là mối hiểm họa với sức khỏe của bạn.
Cá nóc
Cá nóc rất độc, 1g chất tetrodotoxin trong cá nóc độc đến nỗi có thể làm cho 500 người tử vong. Vì đây là một món ăn phổ biến, nên tại Nhật Bản, các đầu bếp chế biến cá nóc phải được đào tạo và sát hạch với bằng những kỳ thi cho đến khi đạt được giấy chứng nhận mới có thể đứng bếp.
Ngoài ra còn phải trải qua kinh nghiệm từ 2-3 năm đào tạo mới có thể hành nghề. Toàn bộ con cá nóc chỉ có thể ăn phần thịt vì bộ phận này ít độc tố hơn, còn lại thì không nên ăn vì nhẹ nhất cũng sẽ gây bị ngứa, nứt nẻ miệng.
Tác giả: