Cây cối hầu hết đều mang lại phong thủy tốt cho ngôi nhà của chúng ta. Tuy nhiên, xương rồng lại là một loài cây đặc biệt – chúng không chỉ đem lại năng lượng tích cực mạnh mẽ.
Vấn đề nằm ở những cái gai của chúng. Những vật thể sắc nhọn ấy giống như hàng nghìn mũi tên ngắm bắn trực tiếp vào không gian xung quanh căn phòng. Đó là lý do vì sao vị trí đặt cây xương rồng đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Phòng khách là nơi hội tụ năng lượng tốt, là nơi bạn cảm tháy được nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu đặt cây xương rồng trong phòng khách, chúng sẽ khiến cho những nguồn năng lượng này tiêu tán hoặc bị tiêu diệt bởi những chiếc gai sắc nhọn.
Trong phong thủy, hình dáng của cây xương rồng thuộc vào loại đặc biệt, thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài. Vì thế nó là một trong những cây có tác dụng hóa hung cao nhưng lại cực kỳ cấm kỵ khi bài trí trong nhà. Bạn chỉ nên đặt xương rồng ở ngoài cửa, như vai trò của người canh gác, bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu, ngăn không cho chúng xâm nhập vào nhà.
Nguyên nhân của điều này được lý giải theo phong thủy như sau:
Xương rồng là cây nhiều gai nhọn, những mũi nhọn của nó chĩa vào người thì sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ.
Chưa kể việc tập trung quá nhiều gai nhọn trên thân cây khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí. Đôi khi, xương rồng nở hoa (nếu trồng xương rồng mà nở hoa, được coi là điềm lành vì hoa của nó mang năng lượng tốt) nhưng không đủ sức để át đi năng lượng xấu của những chiếc gai nhọn.
Bày xương rồng trong nhà gia chủ dễ bị bệnh tật, mất mát tài sản, tình cảm trục trặc, cô đơn.
Nếu bày trong văn phòng công ty, công ty sẽ khó phát triển, người đứng đầu cũng không sáng suốt, thường bệnh tật và tài sản công ty dễ mất mát.
Tuyệt đối không để xương rồng trong phòng tân hôn
Các loại thực vật có gai chủ yếu là hoa hồng, xương rồng… thường được trang trí trong phòng tân hôn. Tuy nhiên, theo phong thủy, những chiếc gai nhọn mang hàm ý đối đầu, ăn miếng trả miếng. Điều này khiến cho vợ chồng dễ gây tổn thương cho nhau (ở mức độ nhẹ), không bao dung, nhẫn nhịn và rất nhiều điều bất lợi khác liên quan đến cảm xúc.
Mẹo chăm sóc cây xương rồng cảnh
Hầu như gia đình nào cũng có vài bình. Khi chơi xương rồng, bạn nên chú ý một số yếu tố sau:
Nước:
Xương rồng không cần nhiều nước, nhưng nó giúp cây sạch sẽ, khỏe mạnh, chống sâu bệnh. Trong suốt thời gian sinh trưởng từ xuân thu đến đầu đông, cần chú ý tưới nước để cây phát triển tốt.
Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém và dễ bị bệnh hơn.
Khi thấy mặt đất ở chậu đã khô thì bắt đầu tưới nước. Mùa đông, 1 tuần tưới một lần, mùa hè 2 lần/tuần. Gặp ngày mưa, trời nồm hoặc quá lạnh thì không cần tưới. Chậu nhỏ tưới nước nhiều hơn chậu lớn.
Nhiệt độ, ánh sáng:
Xương rồng là loại cây ưa ánh sáng và rất cần được thông thoáng nên vị trí thích hợp để đặt chậu là sân thượng, ban công, bậu cửa sổ.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Đây là những tên đẹp nhất dành cho con gái mà cha mẹ nào cũng cần biết để đặt cho con
-
Muốn vợ không nổi điên thành sư tử, đàn ông chớ dại mà nói câu này
-
3 con giáp được BỀ TRÊN PHÙ TRỢ, VẬN MAY TỚI TẤP trong tháng 11/2017
-
Nhan sắc đối thủ Huyền My gây sốt vì quá xinh đẹp ngay khi đặt chân đến Việt Nam
-
Những hình ảnh xem là muốn "ngộp thở" trong đêm Trung thu tại Thủ đô Hà Nội