Đời người chỉ cần làm 1 điều đơn giản này thôi, phúc báo hưởng cả đời không hết

( PHUNUTODAY ) - Người nhiều phúc khí thì mạnh mẽ, tự tin, vững vàng trước sóng gió. Phúc báo giống như biển rộng, bất an giống như sông nhỏ, có biển rộng thì sông nhỏ phải lui, sông ra biển thì lại thành biển.

Con người sinh ra như tờ giấy trắng, sống thiện thì thành người thiện, sống ác thì thành người ác. Bởi vậy, Phật dạy phải tu tâm hàng ngày hàng giờ để sửa mình, cố gắng trở thành người thiện, tu được nghiệp lành.

Người ta đấu đá, tranh giành, so bì, tị nạnh lẫn nhau, rút cuộc là vì thứ gì. Bởi đời người ngắn lắm, mấy chục năm tưởng dài mà trôi nhanh như cái chớp mắt.

Những việc tạo phúc là sẵn sàng cứu giúp, bảo vệ con người khi họ gặp nguy hiểm, bố thí, giúp người trong cơn nguy khó, nói điều hay lẽ phải đem lại niềm vui, hòa thuận, đoàn kết cho mọi người, từ bi, nhẫn nhục.

Những người theo Phật tin rằng, phúc báo là điểm mấu chốt để vượt qua tất cả những khó khăn và bất an trong cuộc đời. Người ít phúc khí thì gặp chuyện nhỏ cũng bi thương, sầu não, tuyệt vọng, oán hận mà sinh ra bất an.

Người nhiều phúc khí thì mạnh mẽ, tự tin, vững vàng trước sóng gió. Phúc báo giống như biển rộng, bất an giống như sông nhỏ, có biển rộng thì sông nhỏ phải lui, sông ra biển thì lại thành biển.

Có phúc hộ thân, tìm thấy thanh thản là chuyện hết sức giản đơn. Muốn hết bất an, muốn được thanh thản, phương pháp tốt nhất chính là tạo phúc, tự mình gia tăng phúc khí của bản thân. Mà Phật dạy, hành thiện tích phúc, nghiệp lành đời đời.

Chăm làm điều thiện, tránh xa điều ác thì không cầu phúc cũng tự đến. Ra đường gặp người thì hòa nhã, gặp vật thì nhân ái, gặp khó khăn thì giúp đỡ theo sức mình, gặp hoạn nạn thì hết lòng trợ giúp.

Người thiện là hành thiện từ tâm, hành thiện không phải được báo đáp mà hành thiện vì bản thân thấy nên làm và cần làm như vậy. Đó là sự hành thiện một cách tự chủ, tự giác và tự nhiên, không cầu được phúc báo nhưng lại nhận được phúc khí tốt lành. Ấy chính là nhân quả nhà Phật, không cần cưỡng cầu cũng tự đến.

Chúng ta vẫn hiểu bố thí đơn giản là cho đi tài vật, của cải, quyên góp bạc tiền, vật chất. Nhưng thực ra đó mới chỉ là phần nổi, là ý nghĩa nông cạn nhất mà thôi. Bố thí không cốt ở số lượng mà chính là ở tấm lòng. Tấm lòng có rộng thì sự bố thí lại càng vĩ đại vậy.

Phật gia coi bố thí là một hành động đại thiện, đại nhân, là đức hạnh quý báu của người tu hành. Bố thí được coi là cách để trừ bỏ tận gốc tính tham lam, ích kỷ, cũng là biểu hiện của lòng từ bi. Hơn thế, đối với bản thân người bố thí, nó cũng là một việc tích đức, tích phúc báo cho đời sau, kiếp sau.

Nhưng trong dòng chảy của xã hội hiện đại, bố thí dần đã trở nên hình thức và thực dụng hơn rất nhiều. Người ta đi chùa, bỏ vào “hòm công đức” một chút tiền, hoặc dâng lễ cúng dường, hoặc quyên góp tài vật và coi đó là bố thí. Kỳ thực, ngay trong cuộc sống này, mỗi việc bạn làm cho người khác, mỗi ý nghĩ bạn hướng về người khác cũng đều chính là bố thí vậy.

Giúp một em nhỏ qua đường, đỡ một cụ già bị ngã, hoặc nhường ghế xe buýt cho thai phụ, hoặc mỉm cười với những người trên đường… đó đều là bố thí, thậm chí là sự bố thí ở cảnh giới cao nhất. Bởi khi ấy, bạn đang thực sự cho đi, thực sự bao dung người khác. Cái bạn cho đi không phải là bạc tiền mà chính là tấm lòng. Tấm lòng ấy đôi khi là vô giá.

Tác giả: Truy Nguyệt