Đối tượng đến tuổi mà không cần cấp đổi
Căn cước cũng như căn cước công dân trước đây có thời hạn theo độ tuổi. Cụ thể hiện nay thời hạn của Căn cước quy định tại điều 21 của Luật Căn cước số 26/2023/QH15.
Nội dung Điều 21 của Luật này như sau
Độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước là:
- Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Như vậy thời hạn của căn cước sẽ theo độ tuổi, người dân có nghĩa vụ đi cấp đổi lại khi tới các mốc 14, 25, 40, 60 tuổi.
Thế nhưng nếu trong vòng 2 năm trước mốc tuổi này mà người dân đã làm căn cước thì sẽ không phải cấp đổi ở mốc tuổi đó nữa mà được dùng tới mốc tuổi tiếp theo. Ví dụ trẻ đã làm căn cước trong độ tuổi 12-14 thì khi tròn 14 tuổi không phải đi cấp đổi mà được tiếp tục dùng đến tuổi 25. Nếu trong độ tuổi 23-25, công dân bị mất căn cước, hỏng căn cước và đã đi làm lại căn cước thì khi tròn 25 tuổi không phải cấp đổi lại mà được dùng tiếp căn cước đó cho tới mốc tuổi 40. Công dân trong độ từ 38 đến 40 nếu đã từng làm lại căn cước thì đến khi tròn 40 không phải đi cấp đổi mà tiếp tục dùng căn cước đó tới tuổi 60. Và công dân trong độ 58-60 đã từng cấp đổi thì sẽ không phải cấp đổi lần nào nữa mà được dùng căn cước đó tới hết đời.
Trong trường hợp công dân bị mất căn cước thì chỉ cần nộp hồ sơ online xin cấp lại mà không cần phải đi lấy lại vân tay, chụp ảnh, mống mắt. Nội dung hiển thị trên Căn cước cấp lại y như căn cước bị mất, trừ trường hợp cấp lại do hết thời hạn thì nội dung của căn cước cấp lại mới thay đổi so với bản trước đó.
Không cấp đổi căn cước đúng quy định sẽ bị phạt thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt những vi phạm liên quan tới căn cước công dân có điều khoản như sau.
Khoản 1, Điều 10 nghị định 144 quy định:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc".
Như vậy nếu công dân đến tuổi cấp đổi mà không thực hiện cấp đổi căn cước sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 300-500 nghìn đồng. Việc đến tuổi không cấp đổi đồng nghĩa với việc thẻ căn cước đó hết hạn. Khi cơ quan chức năng kiểm tra không xuất trình hoặc xuất trình căn cước hết hạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tác giả: An Nhiên
-
Từ nay tới 1/1/2025: 2 trường hợp nên đi cấp đổi lại Giấy đăng ký xe, nếu không sẽ bị phạt 6-8 triệu đồng
-
Điện thoại có 1 nút nhỏ, bật lên là chặn hết cuộc gọi rác lừa đảo, chẳng lo phiền
-
Nói nhỏ với nhân viên ngân hàng câu này, bạn sẽ nhận ưu đãi lớn, gửi ít vẫn có lãi cao
-
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam, ba mẹ làm sai bị phạt đến 5 triệu
-
Từ 1/1/2025: 28 hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối khi tham gia giao thông, ai cũng nên biết