Thông tin này đã thực sự gây lo lắng hoang mang cho các bậc cha mẹ ông bà. Tuy nhiên, tất cả những thông tin như vậy chúng ta phải xác thực trên cơ sở khoa học. Và sự thật là theo phân tích của các bác sĩ:
1. Đóng bỉm không hề gây vô sinh
Có nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng, việc thường xuyên dùng bỉm thường hay bị kín hơi và bó sát vào cơ thể của trẻ, rất dễ khiến cho nhiệt độ bên trong tăng lên.
Tuy nhiên, theo như các bác sĩ nhi khoa cũng đã khẳng định rằng, đối với trẻ đang bú mẹ và dưới 1 tuổi, khả năng có thể kiểm soát cơ thể còn rất hạn chế. Chính vì lý do đó trẻ sẽ phải thực hiện quá trình bài tiết theo nhu cầu và không thể nào trì hoàn thiển ngay lập tức được. Vì thế, đóng bỉm chính là việc làm cần thiết để bé có thể tránh bị ướt nhiều lần hơn trong ngày.
Hiện nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc dùng bỉm có thể gây vô sinh cho các bé trai. Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn, chỉ có chức năng vệ sinh chứ chưa có khả năng sản xuất tinh trùng.
Sự tăng trưởng của các nội tiết tố nam testosterone mới kích thích sự sản sinh tinh trùng khi bước vào giai đoạn dậy thì khoảng 12-14 tuổi. Các yếu tố bên ngoài lúc này như chế độ dinh dưỡng, mặc đồ bó sát hay ngồi nhiều, tiếp xúc với môi trường nóng... mới có thể tác động tới số lượng, chất lượng tinh trùng. Bởi vậy, từ khi sinh đến lúc bé 3 tuổi, khi các mẹ đóng bỉm cho con sẽ không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bé sau này.
2. Đóng bỉm không làm bé bị chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng hay còn gọi là chân chữ O là chân khi đứng thẳng, khớp gối nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không sát nhau hoặc cẳng chân cong vào trong và có khe ở giữa.
Có rất nhiều bà mẹ nghe mách nước rằng nếu đóng bỉm hay tã giấy cho con từ sớm, đóng bỉm nhiều sẽ dễ bị chân vòng kiềng, chân cong, sau này xấu dáng nhất là với những bé gái.
Tuy nhiên, các mẹ đã sai hoàn toàn bởi chân vòng kiềng là do chế độ dinh dưỡng và phương pháp nuôi dưỡng của mỗi cha mẹ. Trẻ thiếu Vitamin D nên dẫn đến còi xương và khi trẻ bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu áp lực của cơ thể nên rất dễ bị vòng kiềng.
Cha mẹ cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm hoặc cha mẹ thường xuyên địu trẻ trên lưng, bế cắp nách trẻ. Trẻ bị béo phì và có cân nặng quá tải đối với chân khiến chân dễ bị vòng kiềng.
3. Đóng bỉm cho bé đúng cách
Thay bỉm thường xuyên. Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé.
Bên cạnh đó, mỗi lần thay cũng cần phải rửa sạch sẽ và lau khô vùng hạt lạc và vùng mông cho bé. Nên lựa chọn loại bỉm chất lượng và phù hợp với cân nặng của trẻ.
Tác giả: