Hai người đàn ông Trung Quốc vừa bị phạt 1.000 tệ (3,6 triệu đồng) vì đốt tiền để thi thố xem ai giàu hơn.
Theo Anhui TV, 2 người đàn ông (không được nêu tên) ở Tianchang, phía Đông tỉnh An Huy đã ăn tối tại một nhà hàng trong địa bàn. Sau khi trong người có chút hơi men, họ bắt đầu đốt tiền giấy để chứng minh ai là người giàu hơn.
Trong một video lan truyền trên mạng, hai người đàn ông đã xảy ra tranh cãi trước khi đốt tiền.
Một người thách thức người kia đốt tiền giấy để chứng minh anh ta giàu. Người bị thách thức nhận lời và cả 2 cùng đốt 1 tờ 100 tệ.
"Tôi tưởng chúng ta nên đốt tờ 500 tệ luôn. Nếu anh không có tiền thì tốt hơn nên rút lui đi", một người nói.
Không rõ 2 người đàn ông nọ đã đốt bao nhiêu tiền nhưng sau khi video họ đốt tiền bị tung lên mạng, cảnh sát đã lần ra họ và ghi phiếu phạt. Mỗi người đàn ông bị phạt 1.000 tệ (3,6 triệu đồng).
Theo luật Trung Quốc, cố ý làm hỏng hoặc đốt tiền là một tội hình sự. Một cảnh sát cho biết: "Hai người ăn tối đã say rượu. Sau một hồi tranh luận, họ đã quyết định thách nhau đốt tiền".
Phá hủy tiền tệ bị xử lý thế nào?
Điều 98 Bộ luật Hình sự 1985 quy định: “Phạt tù từ 5 – 15 năm đối với hành vi phá hủy tiền tệ; phạm tội trong trường hợp đặt biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm, tù chung thân hoặc tử hình.”.
Tuy nhiên, từ 01/07/2000 Bộ luật Hình sự 1999 chính thức có hiệu lực và thay thế cho Bộ luật Hình sự 1985; trong Bộ luật Hình sự 1999 không hề đề cập đến tội phá hủy tiền tệ.
Nghĩa là, từ 01/07/2000 hành vi phá hủy tiền tệ của chính mình không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Song trên tinh thần của pháp luật nước nhà thì hành vi phá hủy tiền tệ với mục đích “không giản đơn” nhưng đủ để cấu thành tội khác thì bị truy cứu đối với tội danh tương ứng.
Như vậy, việc trang trí cây bằng tiền thật để bán sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị coi là hành vi vi phạm pháp luật (Căn cứ Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành).
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo quyết định 130 thì hành vi hủy hoại tiền bị nghiêm cấm nhưng đến nay vẫn chưa có chế tài (xử phạt hành chính) đối với hành vi này. Vậy là, luật cấm nhưng thực tiễn vi phạm vẫn không bị xử phạt.
Tác giả: