Nhiều người ưa thích trồng cây lựu ở trước nhà không chỉ vì loài cây này đẹp, nhiều bộ phận của nó có thể dùng làm thuốc chữa bệnh mà đây còn là vì mục đích phong thủy.
Ý nghĩa phong thủy khi có cây lựu trước nhà
Theo quan niệm của người xưa, cây lựu là biểu tượng tượng trưng cho sự kiên cường, vững chãi. Những quả lựu có màu đỏ, căng bóng tựa như những chiếc lồng đèn được cho là biểu tượng của may mắn, tài lộc, cuộc sống luôn vui tươi, thịnh vượng. Những chùm hoa lựu đỏ rực giúp xua đuổi tà khí và điều xui xẻo, mang lại cho gia chủ một cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc. Đó là nguyên nhân khiến nhiều người thích trồng cây lựu trước nhà.
Ngoài ra, vì ở bên trong quả lựu có rất hạt nên người xưa còn coi nó là biểu tượng của sự đông con nhiều cháu. Cây lựu cũng còn được gọi là cây vượng tử là vì thế. Nhiều người tin rằng chính việc trồng cây lựu trước nhà hay đặt một chậu cây lựu đỏ trước nhà vào dịp lễ Tết sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, con cháu sum vầy, tăng thêm sức sống mãnh liệt cho căn nhà.
Ngoài ý nghĩa phong thuỷ, nhiều người còn rất ưa thích trồng cây lựu vì những lợi ích thực tế khác. Quả lựu được nghiên cứu rất giàu khoáng chất, vitamin A và trên hết là vitamin C và polyphenol chống ôxy hóa. Đây là loại quả rất được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp.
Hơn nữa, trong y học cổ truyền, hoa và quả lựu còn đều được dùng làm thuốc. Trong Đông y, hoa lựu còn có tên là thạch lựu. Hoa có vị chua sáp, tính bình, có công năng chủ trị các chứng bệnh có bản và phổ biến như chảy máu cam, nôn ra máu, kinh nguyệt không đều hoặc viêm tai giữa, đau răng... Quả lựu thì lại có tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày, đau bụng...Nói chung, mọi bộ phận của cây lựu đều có công dụng chữa bệnh.
Cách trồng cây lựu được tươi tốt
Cây lựu có giá trị rất lớn về mặt sức khoẻ, thẩm mỹ và cả phong thuỷ nên được nhiều người thích trồng. Nhưng không phải ai cũng nắm bắt được kỹ thuật trồng loại cây này. Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây lựu đó là vào mùa mưa và cuối thu. Thời tiết mát mẻ và có nhiều những cơn mưa sẽ giúp cho cây lớn và sinh sôi một cách thuận lợi hơn.
Về đất trồng, bạn nên chọn loại đất phù sa, hoặc cũng có thể trộn đất thịt với các loại phân hữu cơ. Nếu như trồng cây lựu trong chậu, bạn nên trộn đất với một ít tro, trấu để tạo độ thoáng, giúp cho cây phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, vì lựu là loại cây ưa sáng, do đó, bạn nên trồng nó ở những nơi có nhiều ánh nắng. Loại cây này cũng có khả năng chịu hạn khá tốt, sợ tích nước nên bạn nhớ đừng tưới nhiều. Khi thấy đất ở dưới gốc cây khô, bạn mới nên tưới nước.
Người trồng cũng nên bón phân cho cây lựu khoảng mỗi tháng một lần. Đặc biệt, vào thời điểm cây đang ra nụ thì cần bổ sung kali dihygrogen photphat. Khi cây đang trong thời kỳ ra hoa, bạn nên bón ít phân để tránh làm hoa bị rụng.
Thời điểm tốt nhất để tiến hành cắt tỉa cây lựu là sau khi thu hoạch quả vào mùa thu, thời điểm giữa tháng 10 và tháng 11. Bạn cũng có thể cắt tỉa cây vào mùa xuân giữa tháng 2 và tháng 3 là thời điểm trước khi cây bắt đầu quá trình sinh trưởng tích cực.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Đón Tết an lành: Áp dụng ngay mẹo phong thủy này để may mắn cả năm
-
Đếm ngược 7 ngày tới Ất Tỵ: 4 con giáp "lộc lá" đầy nhà, công danh rực rỡ
-
Bao sái bát hương trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo là tốt nhất?
-
Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ, con cháu 3 đời sẽ có lộc to
-
Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an