1. Đừng than phiền, oán trách cuộc sống
Một người thường xuyên than phiền, phàn nàn rằng cuộc sống không công bằng, ông trời không có mắt… sẽ cảm thấy sống vô cùng ngột ngạt và mệt mỏi, phúc khí cũng đều bay đi mất.
Người ta thường mơ tưởng về những điều tốt đẹp ở một nơi rất xa, mà thường quên mất rằng chúng đang ở ngay bên cạnh mình và vui vẻ.
Thật ra rất mọi thứ đều rất đơn giản, đừng suy nghĩ quá phức tạp! Có như thế mỗi người mới sớm được hưởng phúc báo đời người.
2. Đừng kiêu căng, tự mãn
Người kiêu căng dễ sinh lòng đố kị. Người không khiêm tốn thì không rộng lượng, không biết nhìn nhận cái hay cái dở, cái được cái mất trên đời.
Người kiêu căng dễ sinh lòng đố kị, khinh bạc, thậm chí thù ghét người khác, là nghiệp ác nên tránh. Thay vì đố kỵ, ghen ghét với người khác, bạn nên ngưỡng mộ họ và biết phấn đấu để hoàn thiện bản thân.
Trong cuộc sống, người luôn đố kỵ với người khác, trong thâm tâm khó mà thanh thản, cuộc sống lắm ưu phiền.
Ghen ghét với người khác là tự rước vào mình những điều tiếng, thị phi của người đời. Cuộc sống sẽ không được yên ấm, vui vẻ.
3. Đừng keo kiệt mà hãy sống khoan dung
Khoan dung độ lượng với người chính là tạo phúc báo cho mình. Người sống không có lòng từ bi, chia sẻ, chỉ bo bo cho mình cũng là tạo nghiệp ác, sẽ chẳng được hưởng phúc báo đời người.
Người này nhất định không thể tạo được nhân duyên tốt đẹp, không gặp niềm vui, không biết đến tình thương và tình đồng loại. Con người phải có một tấm lòng khoan dung, có thể chấp nhận những việc khó chấp nhận nhất của thiên hạ.
Chúng ta phải học được cách khoan dung với những người không có cùng quan điểm với chúng ta, đặc biệt là những người có mâu thuẫn với chúng ta.
Khoan dung với người khác, trên thực tế là khai mở sự trói buộc trong tâm hồn của chúng ta, nếu không thì chỉ có thể mang đến áp lực tinh thần lên bản thân, người bị thiệt thòi sẽ chính là bản thân mình.
Phải thừa nhận rằng giữa người với người có rất nhiều sự khác biệt, hãy nhìn vào những ưu điểm của người khác, khoan dung với những khiếm khuyết của họ.
4. Đừng ham muốn vật chất vô độ
Một người luôn theo đuổi những vật phẩm xa hoa, tiêu phí thoải mái, lòng tham không đáy phải biết rằng dục vọng của con người giống như một vùng biển không thể lấp đầy. Người tham lam một khi đã chiếm được nhiều rồi nhưng lại vẫn không cảm thấy thỏa mãn.
Một người có lòng tham vô độ như vậy sẽ vĩnh viễn không tìm được một cách sống thích hợp với bản thân, người thân, bạn bè rồi cũng dần dần mà rời xa họ.
5. Đừng khuyết thiếu tình yêu thương đối với người khác
Một người khuyết thiếu tình yêu thương, quá ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân thì sẽ khó có thể bao dung người khác.
Một khi đã không thể bao dung người khác thì sẽ thường xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi với những người xung quanh mình, cơ hội và phúc khí cũng không ở lại bên người này.
Ngược lại, một người luôn mang trong mình tình yêu thương thì có đủ độ rộng lượng và nhẫn nại trong các quan hệ xã hội như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
Người như vậy họ sẽ có một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng và ở họ luôn tỏa ra một sức hút hấp dẫn những người xung quanh mình, những điều may mắn cũng đến với họ.
6. Đừng trộm cắp
Nghiệp ác này làm tiêu hao nhiều phúc đức của bản thân, lấy của người thì người lại lấy của mình.
Chiếm đoạt của người khác là gieo nghiệp ác, gây tranh chấp, thù hằn, vi phạm đạo đức và pháp luật.
7. Đừng tạo khẩu nghiệp
Lời nói như dao hai lưỡi, nói điều hay lẽ phải là tốt cho mình, cho người, nói điều bậy bạ, dối trá là hại mình, hại người, gây xung đột. Thường xuyên bịa đặt để hại người khác là ác nghiệp.
Trong cuộc sống hàng ngày, cần thể hiện sự khoan dung độ lượng của mình đối với mọi người. Dù người khác có lỗi cũng lựa lời mà nói, không được dùng từ đay nghiến, xúc phạm hay làm tổn thương đến người khác.
Trước khi nói bất cứ điều gì cũng cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Biết nói lời hay ý đẹp sẽ tạo phúc đức cho cuộc đời, sẽ sớm gặp phúc báo đời người. Trong cuộc sống thường gặp điều lành, được nhiều người quý mến.
8. Đừng so sánh với cuộc sống của người khác
Trong xã hội phong phú vật chất này, có nhiều người thường tự cảm thấy cuộc sống của mình không tốt bằng của người khác.
Họ luôn suy nghĩ và so sánh về chức vị, so sánh thu nhập, hoàn cảnh gia đình…rồi tự đau khổ vì ghen ghét, đố kỵ.
Suy cho cùng, so sánh như vậy để làm gì, khi mà cuộc sống thì vẫn là của người khác, còn người bị tổn hại lại là bản thân mình?
9. Đừng háo sắc
Nghiệp ác tham dâm háo sắc xuất phát từ nhục dục của con người. Con người hơn con vật ở chỗ điều khiển, chế ngự được bản năng.
Vì nhu cầu bản thân mà tổn hại sức khỏe, vi phạm đạo đức, gây hại cho người khác và xã hội là không đúng.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Biết được 3 điều này, 5 năm đầu khó khăn của hôn nhân sẽ đi qua dễ dàng
-
Một người phụ nữ giữ im lặng trong 2 tình huống này, thường là người xuất sắc, cảnh giới cao hơn người thường
-
5 cử chỉ đáng yêu của con gái khiến đàn ông mê mệt
-
6 điều vui vẻ nhất của 1 kiếp người, bạn có được bao nhiêu?
-
4 điều làm nên sức hút khó cưỡng của chị em tuổi 40