Thẻ căn cước, căn cước công dân là dạng giấy tờ bắt buộc công dân đủ từ 14 tuổi trở lên phải làm. Đây là giấy tờ cần có và buộc phải xuất trình khi cơ quan chức năng yêu cầu. Chính vì giấy tờ căn cước, căn cước công dân quan trọng với mỗi công dân nên trên thực tế đã có trường hợp đưa căn cước, căn cước công dân đi cầm cố, hoặc cho người khác mượn để thực hiện các thủ tục không đúng quy định pháp luật, không chính chủ. Những hành vi này bị cấm và sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.
Bộ công can đã hoàn thành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12.2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Điều 10 của Dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất quy định về cấp, quản lý, sử dụng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử.
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền 300.000-500.000 đồng đối với các hành vi:
+Không xuất trình thẻ CCCD, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; cấp căn cước điện tử.
+ Không nộp lại thẻ CCCD, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với các hành vi:
+Chiếm đoạt, sử dụng thẻ CCCD, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước, giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại.
+ Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại.
+Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng thẻ CCCD, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại.
+Không nộp lại thẻ CCCD hoặc thẻ căn cước cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
+Không nộp lại giấy chứng nhận căn cước khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài.
- Phạt tiền 2-4 triệu đồng đối với các hành vi:
+Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp thẻ CCCD, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước, giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp thẻ CCCD, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước.
+ Giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại.
- Phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với các hành vi:
+ Làm giả thẻ CCCD, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước, giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Sử dụng thẻ Căn cước công dân giả, thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả, giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại giả.
+ Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước.
+ Mua, bán, thuê, cho thuê thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước; Mượn, cho mượn thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Như vậy hành vi cầm cố, thế chấp, nhận cầm cố căn cước, căn cước công dân hoặc mua bán cho thuê căn cước thuộc vào mức phạt cao nhất trong khung hình phạt liên quan tới sử dụng không đúng với căn cước, căn cước công dân.
Theo đó thì cả chủ nhân người sở hữu căn cước mang đi cầm cố, cho thuê, cho mượn và cả người thuê, người mượn, người nhận cầm cố sẽ đều bị phạt. Mức phạt tương tự như Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Tác giả: An Nhiên
-
Từ 10/2024: Thay đổi hạn mức rút tiền tại cây ATM, người dân nên biết sớm kẻo thiệt thòi
-
Từ tháng 1/2025, 3 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe theo luật mới, là ai?
-
Từ 15/11, Cảnh sát giao thông sẽ phải công khai những gì khi tuần tra?
-
Những người còn dùng chứng minh nhân dân chưa có căn cước phải biết điều này, tránh rắc rối lớn
-
Dự báo thời tiết có 2 đợt không khí lạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc dịp 20/10?