Gà cúng nên để nguyên con hay nên chặt miếng?
Gà luộc là cúng phẩm vô cùng quan trọng vì theo quan niệm của người xưa gà là biểu tượng gọi thần mặt trời, có thể kết nối với thần linh. Gà cất tiếng gáy đánh thức mặt trời. Tiếng gáy gà trống sẽ kết nối với thần linh giúp cho gia chủ gửi lời nguyện tới gia tiền thần phật, mong được chứng giám và ban phước lành.
Vì thế khi cúng, gà trống nên để nguyên con khi bày lên mâm. Việc này sẽ không chỉ có thẩm mỹ cao mà còn thể hiện được hình dáng gà cất tiếng gáy. Hơn nữa gà để nguyên con còn thể hiện sự vẹn nguyên.
Trong trường hợp gia đình dùng gà mái để cúng thì nên chặt miếng, bày biện và trang trí như một món ăn bình thường.
Một số lưu ý khi chọn gà cúng
Gà cúng cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng với các tiêu chí như lông đỏ, mỏ vàng, chân màu vàng. Để đảm bảo được tính thẩm mỹ, người chuẩn bị gà sẽ thường tạo hình cánh tiên cho gà trước khi luộc. Đồng thời, trong quá trình luộc, bạn cần chú ý kiểm soát thời gian và lửa luộc để tránh tình trạng gà bị nứt.
Khi dâng cúng gà, bạn cần chú ý chọn những con gà khỏe mạnh. Gà cúng cần giữ lại cả bộ lòng mề tiết luộc cùng.
Khi bày gà cúng ở trên bàn thờ, cần lưu ý rằng gà lễ cần phải được đặt quay đầu về phía bát hương, phao câu quay ra ngoài. Mặc dù tư thế này có thể không được đẹp mắt, nhưng lại thể hiện đúng vị thế của gà, giúp gà trông như đang chờ đợi chầu báo cáo. Việc đặt gà cúng quay ra hay quay vào sẽ tùy theo góc nhìn của mỗi gia đình và việc này và không ảnh hưởng nhiều tới sự thành tâm cũng như kho tài lộc của gia chủ.
Bí quyết luộc gà cúng ngon và đẹp
Mặc dù rất nhiều người nghĩ rằng việc luộc gà là một công việc rất đơn giản, nhưng thực tế cho thấy việc luộc gà mà không làm nứt da là một quá trình khá phức tạp.
Đầu tiên, khi vặt lông gà, bạn hãy chú ý sử dụng nước không quá nóng. Nước nóng quá sẽ làm da gà trút ra, làm tăng khả năng nứt da khi luộc. Tốt nhất là sử dụng nước có nhiệt độ khoảng 70 độ C là đủ. Hãy vặt lông gà xuôi theo chiều lông mọc để tránh làm tổn thương da.
Trong trường hợp mà gà chỉ dùng để nấu ăn, vấn đề nứt da có thể không quá quan trọng, nhưng ngược lại, đối với gà lễ, điều này trở nên cực kỳ quan trọng.
Để tránh nứt da khi luộc gà, bạn cần hết sức chú ý đến thời gian luộc. Sau khi gà sôi, bạn hãy giảm lửa nhỏ và để nồi âm trong khoảng 10 phút. Tiếp theo, bạn tắt bếp và để gà trong nước nóng trong khoảng 20 phút trước khi vớt gà ra và sau đó ngâm vào nước đá lạnh. Điều này sẽ giúp da gà săn chắc và không bị nứt khi nấu.
Muốn gà cúng da được vàng, không bị bám các vẩn tiết, không bị ôi thiu thì bạn nên luộc lòng tiết gà vào một nồi nhỏ khác, không nên luộc chung tất cả với nhau.
Để cho da gà căng mọng không xuống màu, sau khi gà chín, bạn hãy để gà nguội sau đó vớt ra nhúng vào nước sôi để nguội và cho thêm vài viên đá.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái, hay chính giữa bàn thờ? Rất nhiều người làm sai, không giàu được
-
Trồng hoa giấy Thái Lan theo phong thuỷ: Hút vượng khí, gia đình hạnh phúc
-
Tổ Tiên truyền dạy: 'Đặt tủ lạnh ở 2 nơi này, nếu không gia đình sẽ tan nát, của cải trôi đi hết'
-
3 loại cây trồng thủy sinh đặt lên bàn thờ Tiền vào như nước: Nghe tên đã thấy giàu
-
Từ nay tới Giao thừa 2025: 3 tuổi như cá Chép xuôi dòng, 1 tuổi đổi đời sung túc