Nữ MC xinh đẹp 1 mình "tiếp quản" tập đoàn trẻ nhỏ "Daisy, Bánh Mỳ, Bơ, Ruốc"
Giữa dịch Covid-19, trẻ nhỏ được sống trong đợt "nghỉ Tết dài vô thời hạn" chưa từng có. Điều đó đồng nghĩa, nhiều bố mẹ phải ở nhà cùng con, có người vừa làm việc tại nhà vừa trông con để đảm bảo công việc, từ đó dẫn đến rất nhiều chuyện "dở khóc dở cười". Đặc biệt là với những gia đình đông, không thể tránh khỏi việc trẻ "xô xát", khóc lóc, ăn vạ, giận dỗi...
Gia đình MC Minh Trang cũng không phải ngoại lệ. Vào tháng 11/2019, bà mẹ xinh đẹp đã sinh hạ "tiểu thiên thần" thứ 4 với tên thân mật là Ruốc. Dịch Covid-19 bùng nổ trùng với dịp nghỉ sinh, nên MC Minh Trang thuận tiện ở nhà chăm bé sơ sinh cũng như các bé lớn khác. Cả "tập đoàn trẻ nhỏ" gồm Daisy, Bánh Mỳ, Bơ, Ruốc.
Sự cố bất ngờ xảy ra
Ở nhà dài ngày, những "sự cố" bất ngờ xảy ra là không thể tránh khỏi. Gần đây, MC Minh Trang chia sẻ trên trang cá nhân một tình trạng khẩn cấp: "Thống kê thấy bảo ở nhà với nhau lâu quá dễ khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ hả các bác? Đây nhà em, tình cảm mẹ con cũng đang gay go lắm đây! Ở nhà với nhau 24/7, gần 3 tháng rồi...".
Không rõ nguyên nhân vì sao bé Daisy giận mẹ, nhưng cư dân mạng không thể nhịn cười trước hành động và cách ứng xử siêu cute của cô bé. Không tức giận, không gào thét, không khóc lóc, cô bé đã thể hiện cảm xúc của mình qua từng con chữ.
"Con đang tức mẹ lắm đấy. Mẹ đừng chọc cho con tức nữa. Con xin mẹ đấy. Mẹ cần nói gì thì mẹ viết vào đấy, sau đó bỏ nó vào khe cửa phòng con nhé". Đặc biệt, bé Daisy còn chu đáo kẻ sẵn dòng kẻ để mẹ viết cho ngay ngắn vì tờ giấy không có dòng.
Nhiều người ngạc nhiên trước cách cư xử ứng xử đầy bình tĩnh của một em bé mới chừng 7 - 8 tuổi, và để lại những bình luận dễ thương: Khi nàng tức mà nàng vẫn thật đáng yêu!
Trẻ tức giận là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng thay vì la mắng, cha mẹ nên dạy trẻ cách kiểm soát hành vi.
Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả, cha mẹ nên tham khảo:
1. Dạy trẻ phân biệt giữa cảm xúc và hành vi: Tránh những hành vi hung hăng và biết cách diễn đạt cảm xúc thật của mình
2. Thiết lập quy tắc trong gia đình về kiểm soát tức giận: Hãy tạo ra những quy tắc rõ ràng để trẻ có thể kiểm soát được sự tức giận, không đập đồ, không bạo lực, không quát tháo.
3. Dạy trẻ kỹ năng đối phó lành mạnh: Chuẩn bị những món đồ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh như: sách tô màu, âm nhạc,... để thu hút các giác quan của trẻ.
4. Đưa ra hậu quả khi bé không kiểm soát hành vi: Cha mẹ có thể sử dụng phần thưởng để thúc đẩy trẻ quản lý tốt cơn giận của mình.
5. Làm gương cho trẻ: Hãy luôn bình tĩnh trước mặt con, chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình bằng cách xin lỗi .
Tác giả: