'Giàu thì đừng đi ba nơi, nghèo thì đừng gặp hai người', đó là ai và nơi nào?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có một câu dặn rằng: "Giàu thì đừng đi ba nơi, nghèo thì đừng gặp hai người", hãy tìm hiểu đó là ai và nơi nào nhé!

Từ xa xưa đến nay, người xưa cực kỳ chú trọng tới những điều đối nhân xử thế ở đời. Bởi vậy, có câu thế này: "Giàu thì đừng đi ba nơi, nghèo thì đừng gặp hai người", hãy cùng tìm hiểu.

Giàu thì đừng đi ba nơi

Nơi đầu tiên là sòng bạc

Cờ bạc là một thói xấu đã bị con người lên án từ xa xưa, thời xa xưa có rất nhiều người vì cờ bạc mà ly thân với vợ con, thậm chí còn bán cả vợ con để trả nợ cờ bạc. Ở thời hiện đại, việc gia đình nhà tan cửa nát vì cờ bạc vẫn còn phổ biến nên sòng bạc là nơi bị cấm tuyệt đối! Phân tích cuối cùng, cờ bạc lợi dụng tâm lý tham lam của con người và khiến họ không kiểm soát được bản thân mình, họ đánh bạc hết lần này đến lần khác, cuối cùng kết cục bi thảm là trắng tay. Chính vì lý do này mà người xưa đã cảnh báo chúng ta muốn giàu thì hãy tránh xa sòng bạc, điều này cũng rất đúng với xã hội ngày nay.

Giàu thì đừng đi ba nơi, nghèo thì đừng gặp hai người

Nơi thứ hai là chốn ăn chơi trụy lạc

Đối với những người đang ở độ tuổi sung sức nhất, những nơi này có sức hấp dẫn rất lớn. Dù sao bọn họ còn trẻ, đầy nghị lực nên khó tránh khỏi tò mò về nơi này. Tuy nhiên, loại nơi này có thể khiến người ta đánh mất chính mình, nó có một điểm chung với cờ bạc là nó gây nghiện, nhiều người đến đó một lần cũng không thể thoát ra được, cuối cùng chỉ có thể chôn vùi tất cả của cải và cuộc sống của họ tại nơi này.

Cố hương

Một người xa xứ ăn nên làm ra, khi trở về quê hương lại huênh hoang, phô trương sự giàu có của mình khắp nơi, lúc này họ có thể vẫn sẽ vấp phải sự bàn tán, chê cười. Thứ hai, họ sẽ phải đối mặt với một vấn đề khác, đó là việc mượn tiền.

Những người có nhu cầu vay mượn sẽ tới tìm họ mượn tiền. Nếu cho mượn, có thể sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu không làm mà hưởng của người khác, điều này chẳng khác chi làm hại người thân.

Nếu không cho mượn, họ có thể sẽ trở thành bạc tình, bạc nghĩa, do vậy mà đắc tội với người khác. Vì thế, để tránh rắc rối cho bản thân thì thà nghe lời người xưa, hãy khiêm tốn và lặng lẽ khi trở về quê hương.

Hãy khiêm tốn và lặng lẽ khi trở về quê hương

Nghèo thì đừng gặp hai người

Người nịnh nọt, thừa cơ hội hãm hại người khác

Hạng người này thường hả hê khi nghe ai đó gặp bất hạnh, thích cười cợt trêu đùa trên nỗi đau người khác.

Khi bạn giàu có, họ sẽ vây quanh nịnh hót, coi trọng bạn. Đến khi bạn sa cơ lỡ vận, họ không những không giúp đỡ mà còn xa lánh, khinh thường, thậm chí vu oan giáng họa cho bạn.

Vậy nên, khi bạn nghèo khó đã nhìn thấu bộ mặt thật của hạng người này, thì đến lúc bạn đổi đời đổi vận, càng phải tránh xa. Bởi lẽ bản thân những người này đã là một tai họa.

Người giả thân với bạn

Khi bạn nghèo khó, những người bình thường gần gũi bạn sẽ tự động xa lánh bạn như thể một thứ bệnh dịch. Khi khốn cùng, con người ắt sẽ chạy vạy khắp nơi mượn tiền mong cầu có cơ hội đổi đời. Vậy nên, họ vì không muốn ra tay trợ giúp bạn, sẽ tự động rời xa bạn. Kiểu người này chỉ có thể cùng hưởng phúc, chẳng thể chung hoạn nạn. Cho nên, trong cuộc sống tốt nhất là người giàu nghèo gì cũng nên tránh xa họ, người nghèo đừng tìm đến họ để bị họ xem thường, mà mất đi tôn nghiêm của bản thân.

Tác giả: Thạch Thảo