Hai cách tạo ra nhân quả: Người khôn xây cầu, kẻ dại dựng tường

( PHUNUTODAY ) - Xây cầu cho người khác cũng chính là mở đường cho bản thân, xây tường chắn người thực chất cũng là tuyệt đường của chính mình.

Người thông minh xây cầu

Sự bất đồng giữa đất liền và sông ngòi đã tạo lên vô số những cách biệt. Người thông minh sẽ xây cầu nối liền hai nơi, để bản thân có thể thuận tiện đi lại.

Cây cầu là phần mở rộng và kết nối của con đường, có cầu thì đường xá mới thuận lợi. Xây cầu cho người khác, cũng chính là mở đường cho mình, xây thêm vài cây cầu cho bản thân, tìm kiếm thêm sự giúp đỡ và lối tắt, con đường càng dễ đi.

Thêm một người bạn thêm một con đường, kết giao một người bạn như xây một cây cầu, nhiều bạn có thể vượt đèo lội suối, ít bạn thì mỗi bước đi đều khó khăn. Sự giao thiệp giữa người với người, sự phức tạp của tình cảm và lợi ích cũng tạo ra hàng loạt mâu thuẫn. Xây dựng những cây cầu giữa tầng lớp mâu thuẫn đó là một loại trí tuệ, cũng là một loại tu hành.

Vương Dương Minh khi vừa đến Long Trường, bị người địa phương tấn công, họ coi Vương Dương Minh và đồng đảng là kẻ xâm nhập, tìm mọi cách gây nguy hại. Nhưng ông không oán hận vì điều đó, ngược lại còn giúp đỡ người địa phương xây nhà cửa, chỉ dẫn họ đọc sách, làm nông. Những người này trước giờ chưa từng gặp quan viên nào thân thiện như vậy, mau chóng trở nên thân thiết với Vương Dương Minh.   

Sau đó Vương Dương Minh sáng lập Tâm học, bắt đầu truyền đạo, họ trở thành những tín đồ trung thành nhất của Vương Dương Minh, tuyên truyền khắp nơi, truyền bá học thức và nhân đức của ông. Học thuyết của Vương Dương Minh tạo ra được một làn sóng ở Quý Châu, cũng một phần do công lao của những người này. Cũng vì lý do đó, danh tiếng của Vương Dương Minh ngày càng tăng lên, mới có được cơ hội xuất sơn.

Phật gia thích nói về nhân quả. Nhưng những gì mọi người nhìn thấy đều chỉ là thiện có thiện báo, ác có ác báo, mà không thấy được phúc duyên mà mỗi người tích góp trong cuộc sống hàng ngày.

“Bồ Tát giảng nhân, phàm nhân giảng quả”. Cao nhân thực sự, càng phải coi trọng nhân. Vương Dương Minh nói: “Khắp nơi đều là thánh nhân”. Dù là quan viên học giả, tiểu thương…, trong mắt của ông, đều là người tốt. Ông luôn cố gắng hết sức dùng thiện ý để đối đãi với mọi người.

Mà sự báo đáp dành cho mỗi người, đều đến từ những điều vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày. Có những người gặp phải khó khăn, luôn có quý nhân lập tức đến tương trợ, chính là vì đã từng kết thiện duyên. Vì vậy hôm nay kết duyên, chính là sự chuẩn bị cho việc gặp phải hoạn nạn trong tương lai.

Kẻ ngu dựng tường

Xây cầu là kết phúc duyên, dựng tường là kết ác duyên. Mỗi người đều không phải là một hòn đảo cô độc, mọi người đều có sự liên kết với nhau.

Tường là xung đột, là trở ngại. Người xưa nói: “Lời không được nói hết, tích khẩu đức, việc không được làm đến cùng, giữ lại đường lui”. Hiểu biết người khác cũng không nên nói hết lời, giữ lại ba phần cho họ, cũng giữ lại khẩu đức cho mình. Trách móc người khác cũng không nên quá nghiêm khắc, giữ lại ba phần cho họ, cũng là giữ lại sự độ lượng cho mình.

Dựng tường, hay là tính toán, là khôn khéo, là vạch ra kế hoạch đối phó người khác, dùng mọi cách tính toán để dựng lên bức tường trong tâm, ngăn cản sự tín nhiệm giữa người với người. Tính toán một lần, được lợi một lần, nhưng sẽ mãi mãi mất đi một người bạn, tạo ra một kẻ địch.

Những người khôn khéo nhất lại thường dựng tường, nhưng cuối cùng lại hại chính bản thân, người ta thường nói: “Từ trước đến nay, người rước họa vào thân đa số là những kẻ tự cho mình thông minh, rất ít thấy những người chân thật chất phác gặp phải tai họa”. Con người e rằng không thể thông minh đến cực điểm, đây chính là lý do tại sao họ ‘ngu ngốc’.

Phó Lôi từng nói: “Một người chỉ cần chân thành, có thể khiến người khác cảm động, dù rằng người ta có thể nhất thời không hiểu, sau này sẽ hiểu. Trong cuộc đời tôi khi làm bất cứ điều gì, điều đầu tiên là phải thành thật, điều thứ hai là phải thành thật, thứ ba cũng là thành thật”.

Tính toán càng nhiều càng khiến người khác nghi ngờ, thay vì giở thủ đoạn, chi bằng hãy quang minh chính đại. Chỉ cần chân thành và khiêm nhường, giữa người với người sẽ không bao giờ xảy ra vấn đề to tát.

Xây cầu cho người khác, cũng chính là mở đường cho bản thân. Càng xây nhiều cầu, con đường của bản thân càng dễ đi. Người dại khờ dựng tường, chặn đứng vận khí của người khác, cũng chặn đi ánh Mặt trời của chính bản thân mình.

Những câu nói tinh túy của cổ nhân ai cũng nên nằm lòng

1. “Tùng tiền tác quá sự, một hưng nhất tề lai”. Câu này ý chỉ rằng: những chuyện xấu xa, không chính đáng đã làm trước đây, đến khi thất bại mạt vận, thì từng chuyện một sẽ bị xử lý rạch ròi.

2. “Dụng tâm kế giảo ban ban thác, thối bộ tư lượng sự sự khoan”, ý rằng dụng tâm tính toán đều sai, khi lùi một bước sẽ suy nghĩ thấu đáo hơn. Khi chúng ta mưu mô tính toán, hay so đo với người khác, thường hay mắc phải sai lầm; nếu như chúng ta biết nhường nhịn lùi một bước để suy nghĩ, xem xét, thì mọi con đường đều trở nên rộng rãi thênh thang.

3. “Thô liễu bá cơ tế liễu đẩu, thế thượng thùy kiến nam nhi xú”. Câu này nguồn gốc từ cuộc đối thoại giữa Trư Bát Giới và Đường Tăng trong “Tây du kí”.

4. “Dị trướng dị thoái sơn khê thủy, dị phản dị phú tiểu nhân tâm”, ý rằng dòng nước suối có thể lên xuống theo mùa, lòng kẻ tiểu nhân có thể dễ dàng tráo trở, thay đổi vô thường.

5. “Nhất khối chuyên đầu thế bất thành tường, nhất căn mộc đầu cái bất thành phòng”. Câu này hàm chỉ mọi thứ tích tiểu thành đại, như vậy có thể tập hợp sức mạnh, tạo ra hiệu quả vô cùng lớn, đạt được mục tiêu. Bởi vì một khối đá không thể gọt đẽo thành bức tường cao, bởi vì một khúc gỗ không thể dựng thành một căn phòng, sức mạnh của đoàn kết thực sự lớn.

6. “Kiến giả dị học giả nan, mạc tương dung dị đắc, tiện tác đẳng nhàn khán”. Ba câu này nghĩa là: nếu chỉ đứng bên cạnh nhìn thì sẽ thấy dễ dàng, nhưng tự bản thân đi học hay làm, mới nhận ra rằng trên thực tế là vô cùng khó khăn, vì vậy đối với những thứ có được dễ dàng, đừng vì thế mà rẻ rúng xem thường.

7. “Hàn thiên ẩm lãnh thủy, điểm điểm ký tâm đầu”. Trong thời tiết lạnh lẽo mà uống nước lạnh, từng giọt từng giọt đều sẽ khắc sâu trong tâm trí, câu nói bỏ lửng này ám chỉ không thể quên được những khó khăn trắc trở trong quá khứ.

8. “Phú nhân tư lai niên, cùng nhân tưởng nhãn tiền”. Câu này nói lên sự khác biệt giữa người có tiền và kẻ khốn cùng: Người giàu có có thể suy xét, vạch kế hoạch tương lai; người nghèo khổ chỉ có thể lo cơm ăn áo mặc trước mắt, chẳng thừa thời gian tâm tưởng và mà nghĩ đến ngày sau.

9. “Ninh khả chính nhi bất túc, bất khả tà nhi hữu dư”. Hai câu này giải thích cho sự chính nghĩa khi đối diện với mọi việc: thà rằng làm một người nghèo khổ nhưng đi con đường đúng đắn, chứ không thể làm một người giàu có mà bất chính.

Tác giả:

Tin nên đọc