Tác dụng của hàu đối với sức mạnh sinh lý đàn ông
Hàu biển là loại động vật có chứa hàm lượng kẽm rất cao, trong mỗi 100g hàu tươi có chứa đến 47,8mg kẽm, trong khi đó lượng kẽm có trong 100g thịt là 5,2mg và 0,8mg trong 100g cá tươi.
Kẽm rất cần thiết cho cấu tạo của testosterone, tạo nên các hormone nam testosterone, và kèm cũng rất quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Đàn ông nếu thiếu kẽm cũng có thể dẫn tới suy giảm ham muốn
Mỗi một lần “thăng hoa”, người đàn ông có thể mất 2-6 miligam tinh dịch, đồng nghĩa với mất đi 300-900 micrôgam kẽm. Thiếu kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và những thay đổi khác ở tuyến sinh dục.
Việc ăn uống không điều độ, lượng kẽm trong cơ thể được bổ sung không đầy đủ và thường xuyên, hoặc một khi sinh hoạt tình dục quá độ sẽ dẫn đến cơ thể thiếu kẽm và ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hypophysiotropic, dẫn đến chức năng tuyến sinh dục suy giảm, tinh hoàn bị teo, khả năng tình dục suy thoái…
Bên cạnh tác dụng tích cực với khả năng sinh lý của nam giới thì kẽm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chính vì vậy nó còn được gọi là thực phẩm của tình yêu. Vì vậy, nam giới ăn hàu mỗi tuần để đủ cung cấp kẽm cho cơ thể.
Ngoài ra, kẽm trong hàu là vi chất thiết yếu giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm như cúm, nhanh lành vết thương.
Bạn có thể tự chế biến các món ăn bài thuốc tại nhà từ hàu như: hàu luộc, canh hàu rau hẹ, cháo hàu, canh hàu ngao cà rốt đậu đỏ... để cải thiện sức khỏe.
Ngoài tác dụng tăng cường sinh lý nam giới, hàu còn có nhiều tác dụng khác với sức khỏe cơ thể:
Tốt cho tim mạch
Trong hàu chứa nhiều axit béo không bão hòa, axit amin, lizin, góp phần sản xuất carnitine và giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hơn nữa, hàm lượng cao magiê và kali trong hàu giúp giảm huyết áp và thư giãn các mạch máu. Vitamin E tăng tính linh hoạt và sức mạnh của màng tế bào.
Tốt cho da
Các khoáng chất kẽm trong hàu thúc đẩy collagen, hỗ trợ cấu trúc da và giảm chảy xệ. Ăn hàu, móng tay, da đầu và tóc khỏe mạnh hơn.
Cải thiện tâm trạng
Kẽm có nhiều trong vùng não Hippocampus, là nơi chịu trách nhiệm cho trí nhớ và cảm xúc. Nồng độ kẽm thấp có thể làm ức chế hoạt động thần kinh, góp phần dẫn đến các hành vi bất thường như bùng nổ cơn giận dữ, cáu gắt hay các hành vi cực đoan. Người thiếu hụt kẽm có nguy cơ mắc các chứng rối loạn như tự kỷ, hiếu động thái quá, trầm cảm, rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt.
Lưu ý khi ăn hàu
- Hàu là loại hải sản sống ở dưới nước, ăn các loại sinh vật trong bùn, cát, nước biển nên có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh trong đó có sán. Vì thế, ăn hàu sống có khả năng cao bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm sán và các loại ký sinh trùng khác. Vì vậy, khi ăn hàu tốt nhất làm nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Khi ăn hàu sống người ta thường ăn với mù tạt để giảm độ tanh, tăng khẩu vị cho món ăn. Tuy nhiên, mù tạt có thể gây kích thích niêm mạc đường mũi, họng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, họng. Đồng thời mù tạt kích thích cả niêm mạc dạ dày nên những người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên ăn.
- Tuy thịt hàu chứa nhiều chất bổ và khoáng tố vi lượng tốt cho sức khỏe, nhưng vì đây thuộc loài hải sản sống dưới nước và ăn các sinh vật trong bùn, cát, nước biển... do đó khi ăn thịt hàu sống dễ có nguy cơ nhiễm phải vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp ngộ độc do ăn thực phẩm hải sản tươi sống. Tốt nhất nên nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tác giả: