Sau một thời gian dài nghỉ học vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày 4/5, học sinh một số cấp học đã được quay trở lại trường.
Nhiều phụ huynh lo ngại trước nguy cơ lây nhiễm bệnh nên đã trang bị kính chắn giọt bắn cho con em mình mang khi đi học.
Tuy nhiên, các chuyên gia không ủng hộ việc làm này.
Theo Tổ quốc, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: Học sinh mang nón che giọt bắn liên tục khi đến trường là không cần thiết".
Trong lớp, học sinh được ngọt theo hướng cố dịnh nên kính chắn giọt bắn không có tác dụng nhiều. Khi các em đùa nghịch có thể làm gãy tấm chắn dẫn đến nhiều tình huống ngoài ý muốn,
Các loại tấm chắn, mũ chắn giọt bắn chỉ phát huy hiệu quả và cần thiết trong trường hợp giao tiếp trực tiếp, đối mặt.
Cách phòng ngừa dịch bệnh quan trọng và tốt nhất hiện tại vẫn là đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
Bác sĩ Khanh cũng đưa ra cảnh báo, việc mang kính chắn giọt bắn trong thời gian dài thậm chí còn gây tác dụng ngược lại. Học sinh khi sử dụng vật dụng nhày dễ bị đổ mồ hôi, ảnh hưởng đến mắt do trẻ thấy khó chịu nên dễ dùng tay chạm vào mắt thường xuyên, đặc biệt là những em đeo kinh cận. Trong khi đó, chạm tay lên mặt là hành động cần tránh.
Theo Zing, bác sĩ Tăng Hồng Châu, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn cho biết ông lo ngại về chất lượng của miếng nhựa của các miếng chắn giọt bắn này. Miếng nhựa vốn không hoàn toàn trong suốt nên việc đeo liên tục trong quá trình học tập hay làm việc, thị lực sẽ không đạt 100%.
Ngoài ra, việc đeo kính chắn trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến thị lực của các em.
Các miếng nhựa có chỗ thẳng, chỗ cong nên có thể làm biến dạng hình ảnh, gây nhiễu xạ, khúc xạ, làm học sinh bị mỏi mắt, giảm thị lực và gây một số tất khúc xạ.
Tác giả: