Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh suy giáp

( PHUNUTODAY ) - Đối với những gia đình có người thân bị bệnh suy giáp thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh suy giáp.

Tác hại của bệnh tuyến giáp trạng

Tuyến giáp trạng là cơ quan chủ yếu điều khiển nội tiết trong cơ thể con người. Khi bộ phận này gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân. Kích thích tố giáp trạng hình thành từ tuyến giáp trạng bị bệnh sẽ có thể ảnh hưởng đến từng tế bào, phủ tạng. Ví dụ: Khi chức năng gan bị tổn thương, người bệnh sẽ bị đuối sức, hệ thống vận động bị liệt, kéo theo vấn đề đường ruột hoạt động chậm, gây táo bón, trướng bụng, đau mỏi, cao huyết áp… rất nguy hiểm.

Cách chăm sóc bệnh nhân tuyến giáp trạng tại nhà

Một là luôn giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan vui vẻ, không nên sốt ruột hay cáu giận. Trong trường hợp tức giận, nhiều người bệnh đều cảm thấy khí huyết chảy lên trên, mắt lồi, cổ to. Trạng thái tinh thần là nguyên nhân khiến bệnh tuyến giáp trạng trở nên ngày càng nghiêm trọng , đây là điều đã được công nhận hiện nay.

Hai là chú ý về chế độ ăn uống nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều clo, protein và hàm lượng vitamin cao. Trường hợp người bệnh tuyến giáp trạng bình thường thì không cần kiêng hải sản, tuy nhiên người mắc bệnh cường giáp trạng thì nên hạn chế ăn hải sản bởi chúng chứa lượng iod cao, có thể lựa chọn muối không iod cho bữa ăn. Còn đối với trường hợp tuyến giáp trạng bị sưng lớn, có xuất hiện u nang thì cần kiêng các thực phẩm như sắn, rau cải bắp, hạt óc chó…

Trong khi đó, bệnh nhân suy tuyến giáp trạng thì nên kiêng những loại thực phẩm quá mặn, béo ngấy và nhiều dầu; thay vào đó là các thức ăn thanh đạm và dễ tiêu. Một bài thuốc dễ thực hiện tại nhà được nhiều bệnh nhân suy tuyến giáp trạng áp dụng là dùng Sa Sâm, hoa Cúc, Ngọc Trúc, Mạch Đông, hoa Hồng, Tử lượng, Quyết Minh vừa phải, nấu canh ăn hoặc đun nước uống thay trà, sẽ hỗ trợ điều trị rất hiệu quả.

Một lưu ý nữa cũng rất quan trọng về cách chăm sóc bệnh nhân tuyến giáp trạng tại nhà là không nên để bệnh nhân tham gia hoạt động thể thao mạnh, chú ý nghỉ ngơi bởi chức năng tuyến giáp trạng của người bệnh chưa khôi phục bình thường.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người bị suy giáp để ngăn ngừa bệnh

Tuyến giáp là một trong những tuyến vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp suy giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác. Trong quá trình điều trị bệnh suy giáp nên ăn gì là vấn đề cần thiết, người nhà và bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu i ốt và magie tốt cho tuyến giáp.

Nhóm quả mọng

Nếu nhóm quả mọng được cho là tốt cho tuyến giáp, vậy người bệnh suy giáp nên ăn gì? Hãy lựa chọn cà chua, dâu tây, nho, chuối, mâm xôi…Chúng rất giàu vitamin, enzym và các chất chống oxy hóa. Mọi chất độc hại cản trở và ức chế hoạt động của tuyến giáp đều được các chất chống oxy hóa này tiêu diệt và đào thải. Hơn nữa, các loại quả này lại ít đường, cung cấp năng lượng đáng kể để hỗ trợ tuyến giáp khôi phục chức năng. Các dưỡng chất có trong quả mọng sẽ cùng góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân suy tuyến giáp nên thường xuyên ăn các nhóm quả mọng hoặc xay nước ép uống là rất cần thiết.

Ca cao

Người bệnh suy tuyến giáp nên ăn gì, có nên lựa chọn ca cao không? Đây chính là thắc mắc của rất nhiều người. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, ca cao là một thực phẩm vô cùng tốt để cải thiện và tăng cường chức năng tuyến giáp. Ca cao được biết đến là một “kho dinh dưỡng”. Nó chứa các chất sắt, đồng, magie, kẽm, chất xơ, vitamin C lại không chứa cholesterol rất tốt cho cơ thể. Ngoài hỗ trợ tuyến giáp, ca cao còn giúp tăng cường chức năng não và hỗ trợ hệ thần kinh rất nhiều.

Rau lá xanh

Không chỉ đối với người bệnh mà ngay cả trong chế độ ăn của người khỏe mạnh bình thường cũng cần tăng cường ăn nhiều rau lá xanh. Vậy người bệnh suy giáp nên ăn gì? Riêng với bệnh suy giáp, hãy lựa chọn các loại rau có màu xanh sẫm. Rau diếp cá, rau bina chứa nhiều magie và khoáng chất cần thiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm năng tuyến giáp?

Là phụ nữ ngoài 60 tuổi;

Bị rối loạn tự miễn;

Có một người thân, như cha mẹ hoặc ông bà, mắc một bệnh tự miễn;

Đã được điều trị bằng xạ trị i-ốt hoặc thuốc ức chế tuyến giáp;

Chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên;

Đã từng phẫu thuật tuyến giáp (một phần tuyến giáp);

Đã từng mang thai hoặc sinh con trong vòng sáu tháng qua.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Tác giả:

Tin nên đọc