Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh loạn khuẩn đường ruột
1.Thay đổi chế độ ăn uống
Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định, cân bằng và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Yếu tố đầu tiên là ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ.
Nên tránh một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận… Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tránh xa những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ vì chúng cũng là nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa đấy.
Hạn chế uống nước có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn… Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm…
2. Luyện tập thể dục thể thao
Thường xuyên tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ rất tốt cho phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Luyện tập thể dục thể thao còn rất tốt cho hệ tim mạch, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột. Do đó, muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 tập thể dục để giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.
3. Giữ vệ sinh môi trường sống
Môi trường sống xung quanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của bạn. Luôn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
Trên đây là cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Khi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa bạn nên đi khám để điều trị kịp thời, tránh tình trạng tự ý mua thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Điều trị bệnh Loạn khuẩn đường ruột
Các chế phẩm vi sinh
Để điều trị loạn khuẩn đường ruột, có thể dùng các chế phẩm vi sinh (Probiotic là các vi khuẩn lành tính) như Antibio, Lactomin Plus, Biolactin (liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ)… trong một vài tuần bệnh sẽ ổn định. Điều quan trọng là khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, vì thế ngoài việc cho trẻ uống chế phẩm vi sinh thì cần cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng, nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm… nên thay mỡ bằng dầu ăn.
Tránh không cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như ngô, đỗ nguyên hạt, thực phẩm nhiều chất xơ. Ngoài ra có thể cho trẻ uống nước táo ép, hồng xiêm xay, chuối xay.
Chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh ăn uống. Nên cho trẻ ăn thêm 1- 2 cốc sữa chua mỗi ngày.
Tác dụng của sữa chua đậu nành: Do dễ hấp thu và giữ được sự cân bằng vi khuẩn, sữa chua đậu nành có thể giúp bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, sau 30 ngày dùng sữa chua loại này, hơn 90% bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) tăng 0,5- 3 kg trọng lượng.
Trẻ em 13- 20 tháng tuổi dùng 150ml, thời gian như trên. Các bữa ăn khác của trẻ vẫn được duy trì bình thường.
Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống.
Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100- 150 g, đường 50- 70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 01 lít. Chọn những hạt đâu tương chắc và tốt, ngâm nước ấm 20- 300C trong 6- 8 giờ, đãi sạch vỏ rồi xay nước (có thể xay bằng máy sinh tố, máy xay thịt quay tay hoặc cối đá). Sau đó lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào. Đun sôi dịch sữa, để nguội 30- 400C rồi cho men (đã đánh nhuyễn) vào. Đổ sữa vào cốc sạch, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 40- 500C trong 2 giờ (nếu không có tủ ấm có thể ủ trong nước ấm 40- 500C). Khi mặt sữa đông mịn, đều là được.
Làm từ bột đậu tương sống: Bột đậu tương sống từ 60 - 65g, đường từ 50 - 70g, men Lactobacillus 20g, nước 1 lít.
Hòa tan bột đậu tương trong nước ấm 30- 350C rồi lọc qua phin mỏng. Các bước tiếp theo được thực hiện giống như cách trên. Sản phẩm đạt yêu cầu có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1- 2 ngày.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Giữa chốn đông người, Kiều Minh Tuấn bất ngờ nói câu này với Cát Phượng khiến cư dân mạng 'dậy sóng'
-
Điểm tin mới ngày 17/1: Ô tô bốc cháy dữ dội trên cao tốc, nạn nhân bất tỉnh trong xe được kéo ra ngoài
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Bị bắt gian tại trận chồng đứng ra bảo vệ bồ, tôi đã nói câu này khiến anh quỳ gối khóc lóc xin tha