Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh tụt lợi
Phòng hơn chữa, đó là cách tốt nhất để hàm răng của chúng ta luôn khỏe mạnh, cần lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc răng:
Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để lấy sạch cao răng, kịp thời phát hiện nếu có hiện tượng viêm lợi, viêm quanh răng để có thể điều trị sớm phòng ngừa nguy cơ dẫn đến tụt lợi.
– Chọn bàn chải có đầu lông mềm để giảm nguy cơ sang chấn lợi, mòn men răng và cement răng gây tụt lợi.
– Chải răng đúng kỹ thuật: Dùng nước ấm để chải răng. Khi chải nên chải hất về phía mặt nhai và rìa cằn để tránh mòn răng.
– Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng hạn chế tình trạng viêm răng.
– Chọn kem đánh răng có flouride để làm cứng men răng.
Bệnh tụt lợi là loại bệnh ảnh hưởng lớn đếm thẩm mỹ và ngoại hình của bệnh nhân. Khi bệnh trở nên trầm trọng, chi phí phẫu thuật khá đắt đỏ và gây ra nhiều trở ngại trong đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó cần hết sức lưu ý và chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gây hiện tượng bị tụt lợi chân răng
+ Do chải răng quá mạnh
Việc chải răng quá mạnh gây mất men răng và cement chân răng (có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột) dẫn đến hiện tượng bị tụt lợi chân răng. Nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì không bị buốt răng vì răng có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng.
+ Do bệnh lý
Một số bệnh lý như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu…khiến lợi bị tổn thương. Khi phần lợi bị tổn thương, chảy máu chân răng và sưng tấy do vi khuẩn xâm nhập, thậm chí các tổ chức răng xung quanh bị tác động thì dần dần phần lợi sẽ bị tụt xuống, làm cho phần chân răng như dài ra.
+ Do sang chấn
Các sang chấn khớp cắn là yếu tố phối hợp làm trầm trọng tình trạng co lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm hay sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng. Đây còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.
Mức độ nguy hiểm của hiện tượng bị tụt lợi chân răng
Hiện tượng bị tụt lợi chân răng sẽ đặc biệt trở nên nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Nó có thể gây ra những tác hại sau:
+ Răng sẽ bị dài ra nhiều hơn, các kẽ răng xuất hiện và thức ăn dắt vào bên trong, nhất là vùng răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
+ Ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng, gây nên tình trạng ê buốt cho bệnh nhân khi ăn nhai.
+ Nếu như tụt lợi chân răng kèm theo viêm nha chu thì tình trạng răng bị lung lay và dẫn đến mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tác giả: