Từ thời điểm ngày 01/7/2024, do có sự điều chỉnh mức lương cơ sở kéo theo có 3 thay đổi về mức đóng BHYT từ thời điểm này, người dân cần phải cập nhật.
Thay đổi 1: Tăng mức đóng bảo hiểm y tế tối đa
Theo quy định tại Điều 14 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi năm 2014 số 46/2014/QH13, mức lương tháng tối đa để tính số tiền đóng BHYT tính bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng, thời điểm áp dụng từ thời điểm ngày 01/7/2024. Theo đó, mức tiền lương tháng tối đa để áp dụng tính số tiền đóng bảo hiểm y tế từ 01/7/2024 sẽ là 46.800.000 đồng/tháng.
Thay đổi 2: Tăng mức đóng Bảo hiểm Y tế hộ gia đình
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 thuộc Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình hàng tháng sẽ được căn cứ theo mức lương cơ sở. Cụ thể:
- Người thứ nhất phải đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ 2, 3, 4 phải đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Từ người thứ 5 trở đi phải đóng bằng 40% mức đóng người thứ nhất.
Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình từ thời điểm ngày 01/7/2024 sẽ được tính như sau:
- Người 1: 1.263.600 đồng/năm
- Người 2: 884.520 đồng/năm
- Người 3: 758.160 đồng/năm
- Người 4: 631.800 đồng/năm
- Người thứ 5 trở đi: 505.440 đồng/năm
Thay đổi 3: Tăng mức thanh toán trực tiếp cho các đối tượng có thẻ BHYT
Theo mục 2 Công văn số 3687/BYT-BH năm 2024, mức thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh trong những trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị từ trước 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc điều trị từ 01/7/2024 hoặc từ sau 01/7/2024 được quy định như sau:
+ Trường hợp Khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến huyện và tương đương nhưng không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu)
- KCB ngoại trú: Thanh toán tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, sẽ tăng từ 270.500 đồng lên 351.000 đồng.
- KCB nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện. Như vậy, tăng từ 900.000 đồng lên 1.170.000 đồng.
+ Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến tỉnh và tuyến tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: Thanh toán tối đa không quá 01 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện. Như vậy, sẽ tăng từ 1.800.000 đồng/tháng lên 2.340.000 đồng/tháng
+ Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến trung ương hoặc tuyến tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: Thanh toán tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện. Như vậy, sẽ tăng từ 4,5 triệu đồng lên 5,85 triệu đồng.
+ Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu mà không đúng quy định:
- Ngoại trú: Thanh toán tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh. Như vậy, sẽ tăng từ 270.500 đồng lên 351.000 đồng.
- Nội trú: Thanh toan tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện. Như vậy, tăng từ 900.000 đồng lên 1.170.000 đồng.
Ngoài ra, theo điểm d khoản 1 Điều 14 thuộc Nghị định 146/2018/NĐ-CP, chi phí cho một lần khám chữa bệnh của người bệnh mà thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người đó sẽ được thanh toán 100% chi phí.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong năm 2025, ai có phải làm lại ngay
-
Khám chữa bệnh vượt tuyến được hưởng bảo hiểm y tế như thế nào?
-
Từ 7/2024: Người dân đi xe máy không mang theo Bảo hiểm bắt buộc, chẳng lo CSGT xử phạt đúng không?
-
Năm 2025: 3 trường hợp này được hoàn trả lại tiền BHYT, ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi
-
Đi xe máy chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?