Theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1/7/2021 là 360.000 đồng.
Theo tính toán của Bộ LĐTB&XH, mức hỗ trợ 360.000 đồng/người/tháng là rất thấp, mới chỉ bằng 17% thu nhập trung bình của người dân và bằng khoảng 24% chuẩn nghèo nông thôn giai đoạn 2022 – 2025; trong khi đó thời gian qua lương cơ sở đã tăng 6 lần. Vì thế, Bộ LĐTB&XH đã giao Cục Bảo trợ xã hội nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 20/2021/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; và đã được lấy ý kiến các bộ, ngành.
Ông Nguyễn Hoàng Vĩnh Thanh (Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính) cho biết, hiện nay Bộ LĐTB&XH đang tổng hợp để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, trong đó đưa ra hai phương án.
+ Phương án thứ nhất là tăng mức trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/người/tháng. Và mức này, theo tính toán hiện nay bằng khoảng 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn và dự kiến kinh phí bố trí hàng năm khoảng 37.000 tỷ đồng, tăng khoảng 10.000 tỷ đồng/năm. Và nếu phương án này thực hiện từ 1/7/2024 sẽ cần tăng thêm khoảng 4.700 tỷ đồng trong năm này.
+ Phương án thứ hai là tăng mức trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/người/tháng lên 750.000 đồng/người/tháng. Với mức này tương đương khoảng 50% chuẩn nghèo khu vực nông thôn và dự kiến kinh phí một năm khoảng 54.000 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 26.000 tỷ đồng. Và nếu mà cũng thực hiện từ mùng 1/7/2004 thì kinh phí năm 2024 cũng cần phải tăng thêm 13.000 tỷ đồng.
Bộ LĐTB&XH đang nghiên cứu để trình Chính phủ tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội theo phương án một. Tức là tăng mức trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/người/tháng lên 500.000 đồng/người/tháng.
Đồng thời Bộ LĐTB&XH đề xuất bổ sung thêm ba nhóm đối tượng được trợ giúp xã hội là: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, không có người nuôi dưỡng; trẻ em dưới 3 tuổi; người cao tuổi từ 75 đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
“Nếu nâng mức trợ cấp xã hội và mở rộng 3 nhóm đối tượng so với số nhóm quy định ở Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 17.000 tỷ đồng cho năm 2024. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề kinh phí và có rất nhiều tác động nên Bộ LĐTB&XH đang tiếp tục lấy ý kiến của Bộ Tài chính để xem xét và thống nhất.
Nếu sau khi thống nhất với phương án đề xuất, Bộ LĐTB&XH sẽ sớm trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 20/2021/NĐ-CP để ban hành trong năm 2024” - ông Nguyễn Hoàng Vĩnh Thanh cho hay.
2 đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng hiện nay gồm:
- Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong ngành công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg;
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg
Bên cạnh đó, thực hiện trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 1 lần đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
Thực hiện trợ cấp 1 lần đối với một số đối tượng như: Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP; người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg; thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg, thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP; người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg.
Ngoài ra, Thông tư 44 cũng hướng dẫn cụ thể các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng, như: Chi điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tại nhà; hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết…
Các khoản chi giao cho cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc ngành LĐ-TB&XH thực hiện, gồm: Điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tập trung; hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng…
Tác giả: Mộc
-
Năm 2024, đã có sổ đỏ có phải đóng thuế đất hay không?
-
Trước 1/7/2024: 6 trường hợp cần đổi lại Giấy đăng ký xe, 3 người cần đổi lại Giấy phép lái xe, đó là ai?
-
Đồng loạt 3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7/2024, cụ thể là những khoản nào?
-
Từ nay 4/2024: Người dân không vi phạm, CSGT vẫn có thể dừng xe kiểm tra hành chính trong 4 trường hợp này
-
CSGT được kiểm tra những loại giấy tờ nào khi dừng xe?