Trẻ nhỏ bị cảm, sốt là bệnh thông thường và nếu con đã trên 2 tuổi, lại không có nhiều biểu hiện nguy hiểm, hầu hết cha mẹ Việt vẫn đều có thói quen tự chăm sóc và chữa bệnh cho con tại nhà. Tuy nhiên, vì không có kiến thức, hầu hết các bậc phụ huynh vẫn chỉ chăm sóc trẻ bị sốt bằng kinh nghiệm và lời mách bảo của những người đi trước. Việc làm này rất nguy hiểm nếu thực hiện sai cách, khiến con thêm sốt cao, bệnh nặng hoặc lâu khỏi.
Những việc cha mẹ không nên làm khi con bị sốt
Dưới đây là những việc cấm kỵ cha mẹ không được phép thực hiện khi chăm sóc trẻ bị sôt:
1. Đừng vội cho con uống thuốc kháng sinh
Phần lớn trẻ em dù sốt rất cao cũng không cần dùng kháng sinh. Điều trị sốt với loại xi rô chứa paracetamol sẽ có tác dụng (sau khi tư vấn bác sĩ). Kháng sinh chỉ được dùng khi bác sĩ nghi ngờ có nhiễm vi khuẩn gây sốt.
2. Giữ vệ sinh tốt
Điều này giúp giảm thiểu nhiễm trùng. Rửa sạch tay trước và sau bữa ăn là cần thiết.
3. Luôn ăn các sản phẩm còn tươi
Trái cây, nước ép trái cây, thực phẩm tự chế biến là những lựa chọn tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.
4. Nếu bé bị nôn và tiêu chảy, tránh ép bé ăn, thay vào đó bổ sung nhiều chất lỏng và nước. Cho bé uống đồ uống điện giải, dung dịch điện giải tự làm với đường, muối, nước ép trái cây hoặc chỉ uống nước để phòng mất nước.
5. Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn của bé. Men này sẽ hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện miễn dịch
6. Hạ nhiệt độ
Để hạ nhiệt độ cho bé, hãy lau người bé với nước ấm. Bạn có thể lặp lại điều này khi nhiệt độ tăng.
7. Theo dõi tiểu tiện của bé
Nếu con bạn không đi tiểu trong vòng 5-6 tiếng, có thể là bé bị mất nước. Trong trường hợp này, cần bổ sung dịch cho bé theo hướng dẫn như trên.
8. Tránh cho bé uống hoặc ăn ngay sau khi bé nôn. Hãy đợi ít nhất 30 phút trước khi cho bé ăn hoặc uống lại.
9. Quan sát các triệu chứng khác
Nếu con bạn không hạ sốt trong 3 ngày, mệt mỏi và nôn 5 tới 6 lần mỗi ngày. Bạn cần đưa bé đi khám. Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trong trường hợp này là cần thiết.
10. Kiên nhẫn
Khi bé bị sốt bạn cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn để chăm sóc bé tốt hơn.
Vậy cha mẹ nên làm gì?
1. Con bị sốt dưới 38 độ
Sau khi kẹp nhiệt độ cho con, nếu thấy thân nhiệt của trẻ dưới 38 độ là con bị sốt nhẹ. Các mẹ hãy cho con mặc quần áo thoáng mát và chú ý theo dõi sự thay đổi thân nhiệt. Cho con uống nhiều nước cũng là cách giúp con nhanh hạ sốt rất tốt.
2. Con bị sốt dưới 39 độ
Khi đo thân nhiệt và thấy con sốt khoảng 39 độ, các mẹ cần nhanh chóng cởi bớt quần áo cho con để dễ thoát nhiệt. Nên cho con nằm tại phòng thoáng và cho con uống nhiều nước.
Các mẹ cũng nên chuẩn bị loại khăn có khả năng thấm nước tốt và một chậu nước ấm (như nước mẹ thường tắm cho trẻ) để lau người cho con, chủ yếu là ở hai bên bẹn và khắp người. Làm như vậy cũng sẽ giúp con hạ sốt.
3. Con bị sốt trên 39 độ
Khi con có thân nhiệt trên 39 độ tức là con bị sốt nặng. Các mẹ cần nhanh chóng tìm cách hạ sốt cho con và đưa con tới các cơ sở y tế. Khi bị sốt, cơ thể con sẽ bị mất nước và muối nên việc bổ sung các loại vitamin và nước cho con rất quan trọng.
Trong thời gian bị sốt, con sẽ chán ăn nên các mẹ hãy chú ý chia thành nhiều bữa nhỏ và tăng cường cho con uống sữa để tránh mất nước và sụt cân.
Chăm sóc khi con bị sốt
Để giúp con không bị sốt, các mẹ hãy chú ý tới không khí trong phòng. Để nhiệt độ vừa phải giúp làm giảm thân nhiệt cho trẻ.
Tăng cường cho con uống nước mát như nước cam, chanh và hạn chế cho con uống đồ uống có ga.
Cho trẻ uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.
Nên cho trẻ ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.
Tác giả: