Khoai lang ngon - bổ - rẻ nhưng chớ dại ăn theo cách này kẻo hại thân

( PHUNUTODAY ) - Khoai lang là loại thực phẩm bình dân quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên khi ăn cũng có những kiêng kỵ nhất định mà chúng ta cần phải biết.

Người bị bệnh thận

Khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A… tốt cho sức khỏe nhưng khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế. Do đó, người bị bệnh thận, thận có vấn đề không nên ăn loại thực phẩm này để tránh gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Người có hệ tiêu hóa không tốt

Ăn khoai lang sẽ dẫn đến đầy hơi, chướng bụng nếu hệ tiêu hóa không tốt. Vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Không nên ăn khoai sống

Khi ăn sống, mang tế bảo tinh bột của khoai lang sẽ gây hiện tượng khó tiêu. Khi được làm chín bằng nhiệt độ cao, các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...

Ăn vào buổi tối

Do chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A... nên loại thực phẩm này không thích hợp để ăn vào buổi tối, dễ gây trào ngược axit, đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là với những người tiêu hóa kém, dạ dày yếu.

Nên ăn khoai lang vào buổi sáng để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn khi đói

Khoai lang có chứa đường, nếu ăn nhiều đặc biệt là khi đói sẽ làm tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Không ăn hồng với khoai lang

Nên ăn hai món này cách nhau ít nhất là 5 giờ. Khi ăn chung hồng với khoai lang, lượng đường trong khoai sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Tác giả:

Tin nên đọc