Phụ nữ sau khi sinh cơ địa có nhiều thay đổi cần kiêng khem nhiều thứ, đặc biệt chế độ dinh dưỡng thời gian này phải tỉ mỉ hơn bình thường, sao cho mẹ đủ chất và đủ sữa nuôi con nhỏ. Vì vậy, trong giai đoạn này chế độ dinh dưỡng của người phụ nữ cũng cần được người thân quan tâm đặc biệt.
Trước đó, một người chồng đã chia sẻ bức ảnh dễ dàng nhận thấy, mâm cơm của ông chồng này rất đầy đặn và hấp dẫn với các món ăn: trứng tráng, rau ngót luộc, canh bí nấu móng giò lợn, thịt kho và đĩa đu đủ chín để vợ tráng miệng.
Sau khi đăng tải bức hình anh Nam Phong nhận được rất nhiều lời khen tăng là “Ông chồng của năm”, “chồng nhà người ta”, “ông bố tuyệt vời”, “mình khá tủi thân khi nhìn thấy bữa cơm này. Hóa ra trên đời cũng có những người chu đáo như vậy”… .
Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen cũng có nhiều người cũng vào nhắc nhở anh Nam Phong về việc chuẩn bị đu đủ tráng miệng cho vợ cũ. “Nhất chồng rồi, nhưng món đu đủ chưa nấu chín nên hạn chế nhé. Bạn có thể mua đu đủ về nấu canh thịt hoặc hâm xương móng giò lợn ăn rất lời sữa”.
Một tài khoản tên Kiếm Nguyễn bình luận. “Đu đủ chín ăn vừa đủ thôi anh, trên đĩa là hơi nhiều vì ăn nhiều dễ bị vàng da. Gợi ý cho anh một số món ăn lợi sữa như: rau lang, hành lá, bắp chuối, rong biển… Anh có thể nấu canh, luộc để đổi món”.
Chuyên gia cảnh báo sản phụ ăn đu đủ chín đúng cách
Những người phụ nữ sau khi sinh ăn đu đủ chín quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng vàng da và khiến tay co quắp không còn cảm giác. Bởi trong thành phần của đu đủ có chứa hàm lượng chất beta carotene nếu mẹ hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng như vậy.
Khi sản phụ ăn đu đủ sai cách còn có thể dẫn đến tiêu chảy, mẹ sau sinh có thể bị táo bón nhưng cũng không nên tận dụng loại quả này để điều trị táo bón vì có thể khiến từ táo chuyển sang tiêu chảy lạnh bụng không tốt cho người vừa mới sinh xong.
Các sản phụ không nên ăn quá nhiều và ăn mỗi ngày. Bạn chỉ nên ăn đu đủ chín 1- 2lần/ tuần, mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 miếng nhỏ mà thôi.
Tác giả: