Người đàn ông này 81 tuổi, người Australia. Theo các nhà khoa học, máu của Harrison rất đặc biệt, nó chứa các kháng thể mà có thể dùng để phát triển thuốc tiêm gọi là Anti-D nhằm chống lại các bệnh liên quan đến những người có nhóm máu Rh.
Biểu hiện rõ nhất của nhóm máu Rh đối với trẻ sơ sinh là máu của mẹ tấn công tế bào máu của đứa trẻ chưa được sinh ra đang nằm trong bụng mẹ. Nguy hiểm xảy ra khi một bà mẹ sắp sinh có nhóm máu RhD trong khi đứa trẻ trong bụng người mẹ có nhóm máu RhD+. Nếu như bà mẹ nhạy cảm với với nhóm máu RhD+ trong thai kỳ với đứa bé có nhóm máu RhD+ trong bụng, cơ thể bà mẹ sẽ sản sinh ra kháng thể nhằm tiêu diệt các tế bào máu của đứa trẻ trong bụng. Điều đó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé.
Harrison bắt đầu tiến hành hiến máu khi ông 14 tuổi sau khi ông bị phẫu thuật ngực. Tuy nhiên sau vài năm các bác sĩ phát hiện máu của ông có chứa kháng thể có thể sản xuất chất tiêm Anti-D, do đó ông đã quyết định tham gia hiến máu thường xuyên để có thể giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt.
“Sự ra đi của Barbara khiến tôi cảm thấy rất đau thương, nhưng tôi biết cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, chúng tôi phải tiếp tục điều mà mình nên làm. Barbara sẽ nhìn tôi từ trên thiên đường, vì vậy tôi vẫn quyết định tiếp tục hiến máu như trước”, người đàn ông tuổi U90 chia sẻ.
Nhờ sự cống hiến của ông James mà Úc đã trở thành một trong những quốc gia phát hiện ra có kháng thể này trong máu người sớm nhất, khi đó đã gây chấn động và tạo ra bước tiến triển có tính cách mạng trong nghiên cứu khoa học.
Các nhà khoa học của Úc hiện đã dùng kháng thể đặc biệt trong máu của ông James để phát minh ra một loại vaccine có tên gọi là Anti-d Immunoglobulin. Được biết ở Úc số người có kháng thể này không quá 50 người.
Trở thành người hiến máu nhiều nhất trong kỷ lục Guinness
Đến nay, ông James đã trở thành người hiến máu nhiều nhất trong kỷ lục Guinness. Thường mỗi lần hiến máu có thể cứu được 3 người, hiến một lần huyết tương có thể cứu 18 người. Máu của ông James có thể dùng để điều chế thuốc cứu các em bé chưa sinh ra đời, người ta gọi ông là “Người đàn ông có cánh tay vàng”. Mỗi tuần ông James hiến 500-800 ml huyết tương. Ông đã hiến máu mỗi tuần trong liên tục 60 năm, tổng cộng đã cứu được 2,4 triệu trẻ em. Vào lần hiến máu cuối cùng, ông James cảm thán: “Ngày hôm nay là một ngày buồn đối với tôi, tôi phải kết thúc hiến máu rồi.”
Kể từ năm 1967, đã có hơn 3 triệu kháng thể Anti-D được đưa vào cơ thể của những người mẹ có máu Rh-. Bản thân con gái ruột của ông James cũng là người nhận máu do ông hiến tặng.
Con gái của ông James mang thai lần hai và được bác sĩ thông báo rằng thai nhi có khả năng mắc chứng tan máu, thế nên cô đã dùng vắc-xin được điều chế từ máu của bố mình, sau đó sinh ra một bé trai khỏe mạnh. Ông James cho hay: “Đứa cháu thứ hai được sinh ra khỏe mạnh nhờ điều này, cứu được một mạng sống khiến bạn cảm thấy rất tuyệt, không những vậy mà bạn còn cứu được nhiều người hơn, thật sự quá tốt.”
Vì ông James đã cứu sống vô số người và được xem là “anh hùng của nước Úc”. Vì hiến máu nên ông James được nhận rất nhiều huy chương, bao gồm “Huân chương Úc” mà châu Úc trao tặng cho người có cống hiến siêu việt. Ông khiêm tốn chia sẻ: “Đây là việc là tôi có thể làm được, là một tài năng của tôi và cũng là thiên phú duy nhất, đó chính là hiến máu.”
Ông đã quá tuổi giới hạn hiến máu, vì sức khỏe của ông nên trung tâm nhận máu đã ngăn không cho ông hiến tiếp, ông James đã nói: “Nếu họ đồng ý, tôi nguyện tiếp tục hiến máu. Đây là món quà quan trọng trong đời.”
Nhờ số máu quý giá và đặc biệt của ông James mà các tổ chức y tế có liên quan của Úc thậm chí còn mua bảo hiểm trị giá 1 triệu đô la Úc cho ông.
Tác giả: