1. Trả nghiệp bằng những tai nạn vô tình
Ví dụ như mưa bão cuốn người đó chết hoặc đi ngang cây sập xuống đè chết...đó chính là những tai nạn vô tình và cũng là trường hợp thứ nhất phải trả nghiệp quá khứ.
2. Oan gia đối mặt
Người mà kiếp xưa bị mình hại, bây giờ gặp lại họ, họ đòi nợ mình. Ví dụ như có hai người sống thân với nhau, nhưng rồi một trong hai đã mâu thuẫn và gây gổ với nhau. Do không kiềm chế được mà sát hại người kia.
3. Người đến lúc phải trả quả báo vô tình gặp người gây nghiệp
Nghĩa là vốn dĩ hai người này vốn chẳng có liên hệ gì trong quá khứ, nhưng lại có người nổi điên lên, đến lúc nó phải gây nghiệp, phải giết một ai đó, đồng thời cũng có một người khác đã tới lúc phải lãnh quả báo. Hai người này không phải là oan gia nhưng trùng khớp lại là một người tới lúc trả nghiệp và một người có tâm ác đến lúc gây nghiệp.
4. Có oan trái mà không có ác tâm cũng vô tình gây tổn hại
Ví dụ như có một người say rượu, đêm khuya tìm chỗ ngủ. Chỗ nào không ngủ lại ra ngủ đang sau xe của người ta. Đến lúc đêm tối mập mờ thì người ta leo lên xe lái đi cũng không biết có người đang ngủ đằng sau nên lùi một cái thế là cán anh ta qua đời.
Muốn không tạo cái duyên cho cái nghiệp thì:
Đừng sợ cái nghiệp
Đừng mong cái nghiệp
Đừng lo cái nghiệp
Đừng khổ vì cái nghiệp thì tự nhiên cái nghiệp nó nằm đó, nó chờ trong tương lai một kiếp nào đó nó mới hiện ra.
Làm người nhất định phải chuyển đổi nghiệp xấu thành tốt, cái dở thành cái hay, đó là tu. Đừng oán trời đất, mà trước tiên phải trách mình đã. Những gì mình làm hôm nay sẽ dẫn đến kết quả của ngày sau.
Người không khéo tu, không nói lành, làm lành và nghĩ lành nên mọi người sẽ ghét bỏ mà thôi. Khi bị mọi người ghét thì đa phần đổ lỗi do ông trời. Cho nên khi thấy người ta ghét mình phải biết vì sao? Vì mình không tốt, nên người ta mới xa lánh.
Nên nhớ nghiệp từ lời nói, hành động, ý nghĩ mà ra nên ta phải thường xuyên quán sát ba nghiệp của mình. Lời nói, hành động, ý nghĩ xấu tạo thành nghiệp ác, thì sẽ chuốc quả ác. Lời nói, hành động ý nghĩ tốt tạo thành nghiệp lành thì được hưởng quả tốt.
Nghiệp không có hình tướng, không thật nhưng đã gây tạo thì nó sẽ không mất mà chỉ có thể chuyển đổi mà thôi.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Ồn ào vụ Văn Mai Hương bị tác giả hit “Hoa Nở Không Màu” tố hát không xin phép
-
Trẻ có 5 biểu hiện này sớm chứng tỏ IQ cao, thông minh hơn người
-
Phật dạy: 5 trường hợp được đầu thai chuyển kiếp làm người
-
Phật dạy: Đoán biết người có vận mệnh tốt hay xấu chỉ cần nghe lời nói nói
-
Đức Phật dạy phụ nữ 4 nguyên tắc sống giúp nuôi dưỡng cả khí chất lẫn dung mạo