Có thể giảm nguy cơ sinh non?
Câu trả lời là có thể. Tuy có một số thai phụ dù không nằm trong nhóm có nguy cơ vẫn sinh non nhưng nếu trong quá trình mang thai, thai phụ chú ý chăm sóc sức khoẻ tốt thì cũng giúp giảm được phần nào nguy cơ sinh non do đó trong quá trình thai kỳ thai phụ cần lưu ý:
Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, thông báo cho bác sĩ bất cứ bất thường nào của cơ thể
Ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách khoa học
Khi có những bệnh xuất hiện trong quá trình thai kỳ như tiểu đường khi mang thai, tăng huyết áp khi mang thai… cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Giữ tinh thần, tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng stress, không làm việc nặng nhọc.
Không hút thuốc, tránh việc sử dụng rượu bia.
Không sử dụng thuốc bừa bãi.
Những cách ngăn chặn việc sinh non ở mẹ bầu
Nếu biết cách đề phòng và bảo vệ, thai phụ hoàn toàn có thể tránh được tình trạng sinh non. Khi nhận thấy cơ thể mình có 3 dấu hiệu như dưới đây, thai phụ cần lập tức tới bệnh viện để khám và điều trị kịp thời:
- Vùng bụng dưới thường xuyên bị cứng lại: Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ thấy vùng bụng dưới bị sưng, thỉnh thoảng xuất hiện đau từng cơn vào ban đêm hoặc sáng sớm thì nên tới bệnh viện để khám. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non.
- Chảy máu âm đạo: Trong thời kỳ mang thai, nếu lao động nặng cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu thấy máu chảy nhiều và có dấu hiệu không bình thường thì thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
- Vỡ ối: Thai phụ bị vỡ ối sớm hơn so với dự kiến. Trong tình huống này, thai phụ cần nằm ngửa, tránh di chuyển và vận động mạnh. Người thân cần đưa thai phụ tới bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Trẻ sinh non chắc chắn sẽ không phát triển tốt như trẻ bình thường và cũng rất có thể tử vong ngay sau sinh. Trẻ sinh non có thể mắc phải những bệnh sau đây:
- Suy hô hấp: Bé sinh non thường có biểu hiện tím tái, khó thở. Nếu không được các bác sĩ chăm sóc đặc biệt, bé có thể bị suy hô hấp nặng dẫn tới tử vong.
- Chứng xơ võng mạc: nồng độ oxy trong máu cao làm cho võng mạc của bé bị giãn nở, thị giác của bé kém, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.
- Trẻ bị nhiễm trùng: Do hệ miễn dịch yếu nên bé dễ bị nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não…
- Chứng bệnh xuất huyết: Bé sinh non có thể bị thiếu hụt tế bào máu và bị xuất huyết các cơ quan nội tạng như: dạ dày, phổi, tiết niệu… Trường hợp nặng bé có thể bị hôn mê, co giật…
Điều cơ bản để sinh đúng kỳ và đảm bảo an toàn cho bé là phải nghỉ ngơi nhiều và tự mình chú ý theo dõi tình hình sức khỏe lúc mang thai. Những cố gắng quá sức về thể lực của sản phụ sẽ làm tăng nguy cơ sinh non rất nguy hiểm. Những cố gắng về thể xác, nhịp độ công việc, stress; với cao tay, mang vác, xách nặng, ngồi xổm... đều là những động tác làm tăng nguy cơ sinh non.
Có thể tránh được tình trạng sinh non, vấn đề chính là sản phụ cần chú ý theo dõi thai nhi, làm theo lời khuyên của bác sĩ, được đỡ đần trong các công việc của gia đình. Điều quan trọng là trong suốt quá trình mang thai bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Đi khám bác sĩ theo định kỳ trước và trong suốt thời gian mang thai.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, không được bỏ bữa.
- Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm như: những cơn co bóp tử cung xảy ra thường xuyên, đau xương chậu, đau lưng liên tục... Hãy đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng này.
- Theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Tránh thực phẩm, thuốc cũng như chất có thể gây hại cho thai nhi, đồng thời có thể thường xuyên vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, hoặc thực hiện các động tác duỗi tay chân...
Tác giả: