Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Hà Nội, cấp mầm non, phổ thông sẽ kết thúc chương trình học kỳ II trước ngày 25.5 và kết thúc năm học trước ngày 31.5.
Như vậy, học sinh Hà Nội sẽ bắt đầu nghỉ hè từ ngày 26.5, tuỳ vào lịch bế giảng của các trường.
Đây là thời điểm các nhà trường phải triển khai nhiều công việc, vừa chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối năm, chuẩn bị cho công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10) năm học 2024-2025.
Theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các nhà trường phải thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình theo kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 do UBND TP. Hà Nội ban hành.
Yêu cầu được nhấn mạnh với các trường công lập là tuyệt đối không được cắt xén nội dung chương trình, không được kết thúc chương trình trước thời gian quy định tại khung kế hoạch thời gian năm học.
Học sinh khối lớp 9 sẽ tiếp tục ôn tập và tham gia kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tổ chức trong 2 ngày từ 8 - 9.6, với 3 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29.6. Trong đó, ngày 26.6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27, 28.6 các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29.6 sẽ là ngày thi dự phòng.
Theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ GDĐT ban hành, khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như sau:
Kết thúc học kỳ I trước ngày 15.1, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25.5 và kết thúc năm học trước ngày 31.5.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30.6. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31.7. Thi tốt nghiệp và các kì thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Về lịch nghỉ hè của học sinh 63 tỉnh, thành trên cả nước, học sinh sẽ được nghỉ hè trước ngày 31/5. Trong trường hợp đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh phải nghỉ học, Bộ GD&ĐT cho biết, khung thời gian năm học của Bộ là 37 tuần, trong khi chương trình học được thiết kế chỉ 35 tuần.
Như vậy, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương. Do đó, các địa phương, nhà trường có thể sử dụng quỹ thời gian này và thời gian kéo dài năm học để bố trí dạy học bù trong trường hợp đặc biệt.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Năm 2024: Những trường hợp bị thu hồi đất nhưng không được đền bù người dân biết sớm kẻo thiệt thòi
-
Ấn 1 nút này: Đọc tin nhắn Zalo, Messenger thoả mái không hiển thị 'đã xem'
-
2 cách ghi âm cuộc gọi trên điện thoại Android không cần cài ứng dụng: Ai cũng nên biết rõ
-
Lễ Quốc khánh 2/9/2024 sẽ được nghỉ mấy ngày?
-
Chi tiết bảng lương mới của công chức mới ra trường và công chức thâm niên từ 1/7/2024