Thành phần dinh dưỡng của bí đao
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong thành phần chính của trái bí đao gồm nước và không có chất béo, với hàm lượng natri rất thấp. Chính vì vậy, tác dụng của bí đao xanh có thể điều trị bệnh xơ cứng động mạch, mộng mạch vành tim, tăng huyết áp, viêm thận, ung nhọt, phù thũng…vô cùng hiệu quả.
Trong 100 g bí đao có 0,4 g protid, 2,4 g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C... Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo cho chị em phụ nữ.
Bí đao là một vị thuốc Đông y
Bí đao được coi là một vị thuốc trong Đông y có thể dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù tay chân khi mang thai...
Bên cạnh đó, trong thành phần dưỡng chất của bí đao còn chứa rất nhiều nước giúp bạn có thể giải nhiệt, giải độc giảm cân vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, trong thành phần của bí đao chứa hàm lượng dầu thực vật cao, rất có lợi cho da và tóc của chị em phụ nữ. Trong hạt bí, vỏ bí, lá bí, dây bí, hoa bí đều có thể làm thuốc giúp trị nhiều bệnh vô cùng hiệu quả như: táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn, suy nhược cơ thể…
Bí đao giúp giải độc thanh nhiệt
Nếu bạn đang muốn giải nhiệt, tiêu trừ độc bạn có thể sử dụng nước ép bí đao mỗi ngày sẽ vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bí đao luộc ăn mỗi ngày cũng rất tốt. Bởi bí đao còn có tác dụng giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể. Bí đao vốn là một loại rau quả mát nhất, chỉ đứng sau dưa chuột, bắp cải, tương đương với cà chua.
Bí đao rất tốt nhưng bạn không nên lạm dụng nó mà chỉ nên ăn trung bình tuần hai lần. Nếu bạn sử dụng quá nhiều dễ gây hạ đường huyết, lạnh bụng lợi bất cập hại.
Tác giả: