Lời nguyền xác ướp Ai Cập, nỗi ám ảnh kinh hoàng (P.2)

( PHUNUTODAY ) - Những lời nguyền mang thông điệp của những người đã khuất cho kẻ xâm phạm đến giấc ngủ yên bình của họ.

“Lời nguyền của xác ướp” lần đầu tiên được đón nhận trên toàn thế giới sau khi người ta khám phá ra lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1922 tại Thung lũng các vị vua gần Luxor, Ai Cập.

Khi Howar Carter mở một cái hang nhỏ làm hé ra ngôi mộ bên trong cạnh kho báu bị chôn giấu suốt 3000 năm, ông cũng đồng thời làm dấy lên niềm đam mê toàn cầu đối với Ai Cập cổ đại.

Các hàng tít lớn về kho báu lấp lánh của vua Tut xuất hiện cùng với các đề mục về cái chết gây chấn động mạnh sau đó của Lord Carnarvon - nhà tài trợ cho cuộc thám hiểm.

Thực tế, Carnarvon tử vong do nhiễm độc máu và chỉ có 6 trong số 26 người đi vào lăng mộ đã chết trong vòng một thập kỷ. Carter, chắc chắn không phải là mục tiêu của lời nguyền, nên đã sống đến năm 1939.

Pharaoh Tutankhamun và những nhà khảo cổ học

Trong khi lời nguyền của pha-ra-ông có thể còn thiếu cơ sở, nhưng nó không hề mất đi khả năng lôi cuốn mọi người, nhất là về nguồn gốc xuất hiện lần đầu tiên của nó. 

“Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp một con chim” là lời nguyền được khắc bên trong các lăng mộ Ai Cập” …và nó đã thực sự ứng nghiệm

Lời nguền của vua Tut

Vào ngày 4/11/1929, tại thung lũng các vị vua, một nhóm khai quật do nhà khảo cổ học Howard Carter dẫn đầu đã phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun. Phát hiện khảo cổ chấn động thế giới này cũng là một tai họa cho các nhà khảo cổ học. Khi các chuyên gia tìm thấy hàng trăm cổ vật giá trị thì cũng là lúc họ phải hứng chịu những kết cục không mong muốn với một loại những cái chết đầy bí ẩn.

Một trong số các nạn nhân chết vì lời nguyền đó là nhà tài trợ cho cuộc khai quật Lord Carnarvon khiến tất cả mọi người sợ hãi dù lý do gây ra cái chết của ông chỉ là một vết muỗi cắn lấy bệnh truyền nhiễm.

Nhà khảo cổ Lord Carnarvon

Khi Lord qua đời, toàn bộ Cario (Ai Cập) mất điện, chìm trong bóng tối còn chú chó của ông ở nước Anh xa xôi lại hú lên thảm thiết. Người ta bắt đầu đồn đại rằng “Lời nguyền của Pha-ra-ông” đã ứng nghiệm và đến giờ, người ta vẫn tin vào điều đó.

Nhưng thực tế thì sức khỏe của Lord Carnarvon đã suy yếu từ trước khi ông đến Ai Cập và bước vào hầm mộ. Ông bị nhiễm trùng vết muỗi cắn và do sức khỏe yếu, ông bị viêm phổi và qua đời. Hiện tượng mất điện ở Cairo hoàn toàn bình thường, thậm chí là đến bây giờ ở Cairo vẫn thường xảy ra hiện tượng đó.

Mặc dù khoa học vào cuộc nhưng có một nỗi sợ hãi bao trùm lấy toàn thể mọi người về lời nguyền của Pharaoh tối cao.

 

Tiếp theo của chuỗi sự việc là cái chết của Ali Kamel Fahmy Bey - một hoàng tử Ai Cập bị chính cô vợ người của mình là Marie – Marguerite, người Pháp, bắn chết tại khách sạn Savoy ngay sau khi tới thăm mộ của Vua Tut vào tháng 7/1923.

Daoglat - chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaông, không bao lâu sau đó, ông ta suy nhược và qua đời.

Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. hiển nhiên, ông ta là người kế tiếp, vài hôm sau đó, ông ta đã treo cổ tự tử.

Chỉ trong vòng 2 năm, sau khi ngôi mộ được khai quật, nó đã khiến 22 người chết không rõ nguyên nhân.

>Đánh thức xác ướp, lời nguyền kinh hoàng ứng nghiệm
(Khám phá) - (Phunutoday) - Những lời nguyền xác ướp mang thông điệp của những người đã khuất cho kẻ xâm phạm đến giấc ngủ yên bình của họ.
>6 bức ảnh mang ám ảnh cực độ khiến người xem sợ hãi (P.2)
(Khám phá) - (Phunutoday) - Bạn sẽ không thể giữ được bình tĩnh ngay sau khi nhận ra điều bí ẩn đằng sau những bức ảnh này.
>Hoàng đế tàn độc, dâm loạn giết vợ, đuổi con ra khỏi hoàng cung
(Khám phá) - (Phunutoday) - Chu Nguyên Chương vốn nổi tiếng là một ông vua tàn bạo và háo sắc, chuyện ông có nhiều phi tần cũng chẳng có gì lạ những giết vợ đuổi con đi thì…

Tác giả: Thu